Chữ Thái đang dần sống lại

(Sóng Trẻ) - Sau gần nửa thế kỷ bị lãng quên, chữ viết của dân tộc Thái ở nước ta đang dần sống lại nhờ sự tâm huyết của những người con tri thức và yêu văn hóa truyền thống của dân tộc này.

Nửa thế kỷ chữ Thái mờ nhạt

Dân tộc Thái đã sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm (khoảng cuối thế kỷ IX). Đây là phương tiện quan trọng giúp họ lưu giữ những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật cũng như đáp ứng nhu cầu giao tiếp, sinh hoạt của mình. Tuy nhiên, từ nửa cuối thế kỷ trước, chữ Thái đã không còn được phổ biến trong nhiều thế hệ con cháu của họ, nó chỉ còn lại trong những kho sách cổ, trong tâm thức, ký ức của những bậc phụ lão đã trở nên hiếm hoi.

c8a969f84_anh_1.jpg

Gia phả của một gia đình Thái cách đây 200 năm (nguồn: Internet)

Chữ Thái ngày xưa thường được truyền lại giữa các thành viên trong gia đình, người lớn biết thì dạy trẻ nhỏ, tài liệu chính là những quyển sách ghi chép thơ ca, chứ không có trường lớp gì cả. Việc học cũng không bắt buộc, những người muốn học thường tìm đến học ở thầy mo, già làng hay trưởng bản, họ là những người biết chữ dân tộc và am hiểu sâu rộng nhất. Tuy nhiên, việc học này cũng rất tốn kém, không phải ai cũng theo được.

Thời kỳ Pháp thuộc, ở những vùng có mặt quân đội Pháp trong bản làng người Thái thì tiếng Thái vẫn được giảng dạy đều đặn cùng tiếng Pháp, song đến năm 1967 thì việc này bị ngưng lại, thế hệ mới của người Thái sinh ra chỉ biết nói mà không biết viết tiếng của mình. Số người biết chữ Thái chiếm tỷ lệ rất ít, hầu hết đều là người lớn tuổi, trí nhớ không còn tốt, nhiều người con dân tộc Thái muốn gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình cũng đành chấp nhận sự thiệt thòi.

c8a969f84_anh_2.jpg

Những người già biết chữ dạy cho con cháu của mình (nguồn: Internet)

Từ lòng kiên trì đến sự say mê

Xót xa trước thực trạng đó, một số người đã tâm huyết giành thời gian nghiên cứu kỹ càng chữ viết của dân tộc và mở lớp truyền dạy lại chữ Thái cổ cho thế hệ trẻ người Thái. Vài năm trở lại đây, nhiều lớp học chữ Thái được mở ra như một hy vọng mới cho chữ Thái quay trở lại.

Ông Teo Văn Điệc, 65 tuổi, một người dân tộc Thái ở bản Thẩm Bú, thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được người dân trong bản gọi với cái tên trìu mến “Thầy Điệc”, đã mở lớp dạy chữ Thái miễn phí cho người dân hai bản Thẩm Bú và Thèn Chồ của thị trấn này.

Cơ duyên đến với ông vào năm 2007. Vốn là một người rất yêu quý văn hóa dân tộc, sau khi được tham dự Hội nghị ở Yên Bái về việc bảo tồn phát triển tri thức bản địa dân tộc Thái Việt Nam do Trung tâm Vì sự phát triển bền vững miền núi tổ chức và được Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh quyết định cho ông chỉnh sửa tập tài liệu Chữ Thái, ông bắt đầu bỏ tâm sức miệt mài nghiên cứu tài liệu và mở hai lớp học trên.

c8a969f84_anh_3.jpg

Ông Teo Văn Điệc trong giờ lên lớp dạy chữ Thái (nguồn: Internet)

Ban đầu, việc làm của ông bị nhiều người cho là “khùng” do ít thấy ai lại dành nhiều thời gian cho một công việc gian nan như “mò kim đáy bể”, tự chi tiền lương hưu để sắm sửa thiết bị học tập cho bà con, mà lại chẳng có thù lao gì. Nhưng rồi, trước sự kiên trì của ông và những hiệu quả ban đầu của lớp học, công sức của ông đã được mọi người ghi nhận và ngày càng được ủng hộ.

Một điển hình khác là ông Lò Văn Biến, sinh ra tại vùng đất Mường Lò,thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, vùng “đất tổ” của người Thái đen. Ở tuổi hơn 80, ông đã dẫn dắt lớp học của mình được mười một năm. Lớp học ngay tại ngôi nhà sàn của gia đình ông thu hút rất nhiều người yêu quý chữ Thái cổ đến học, bao gồm cả người Thái Lan, Pháp và Nhật Bản.

c8a969f84_anh_4.jpg

Ông Lò Văn Biến bên sách dạy chữ Thái do chính ông biên soạn (nguồn: Internet)

Nếu như ở Tây Bắc có những con người tâm huyết với tiếng Thái thì bà con dân tộc vùng phía tây Thanh Hóa có thể an tâm vào điều kiện học chữ Thái của mình khi nơi đây có cất giữ rất nhiều sách Thái cổ nhiều thể loại. Thầy giáo Hà Nam Ninh, ở thị trấn Càng Nàng, huyện miền núi Bá Thước, Thanh Hóa chính là người được người dân trông cậy vào việc khôi phục lại chữ Thái ở nơi đây.

c8a969f84_anh_5.jpg

Sách dạy chữ Thái do thầy Hà Nam Ninh soạn thảo (nguồn: Internet)

Điều đặc biệt ở thầy Hà Nam Ninh là trước đây thậm chí thầy không hề biết nói tiếng Thái, cho đến tận khi bắt đầu đi làm việc, tiếp xúc với nhiều người đồng bào dân tộc mới quyết tâm học cho thật kỹ và có mong muốn truyền bá rộng rãi hơn chữ dân tộc mình tới nhiều người không biết viết. Từ đó đến nay, thầy giáo Ninh đã trực tiếp giảng dạy chữ Thái cho hàng trăm cán bộ, giáo viên, đồng bào của huyện, ông được mọi người gọi với cái tên đầy tự hào “Người gọi hồn tiếng Thái” bởi ý nguyện gắn bó với công việc này của ông vẫn chưa bao giờ ngừng nghỉ.

Không chỉ có vậy nhiều lớp học chữ Thái vẫn đang hoạt động mà giáo viên chính là những người con dân tộc thái, họ truyền dạy lại chữ Thái cho mọi người vói mong muốn văn hóa của dân tộc mình sẽ không bị mai một mà sẽ còn phát triển hơn nữa.

Giới trẻ hiện nay với ngôn ngữ Thái

Hầu hết những bạn trẻ người Thái đều ý thức được sự cần thiết của việc gìn giữ chữ viết của dân tộc và trách nhiệm của mình trong đó. Trên mạng xã hội Facebook, nhiều bạn trẻ người Thái đã lập ra những trang riêng cho cộng đồng những người yêu quý văn hóa và chữ viết người Thái, mỗi trang đều có hàng nghìn đến hàng chục nghìn lượt like bởi những người Thái trên khắp mọi vùng miền. Những bài đăng bài học mới về chữ viết Thái trên mạng được chia sẻ đều thu hút nhiều sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ, hầu hết họ đều mong muốn có cơ hội để học chữ.

5ea85d8d9_anh_6.jpg

Bình luận của nhiều bạn trẻ cho thấy họ rất mong muốn học chữ Thái (nguồn: Internet)

Bạn Lò Thị Nghiên (sinh viên năm ba của Học viện Báo chí và Tuyên truyền) là một người Thái đến từ huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu cho biết mình cũng đang tham gia học chữ Thái cùng với các bạn đồng hương cùng trường. “Mình có mong muốn học chữ Thái từ rất lâu rồi, mới đây được biết một nhà hàng người Thái ở gần trường có tổ chức lớp dạy chữ Thái miễn phí cho những người Thái ở Hà Nội thì mình rủ các bạn đồng hương tham gia luôn, sau một tháng theo học thì mình đã có thể đọc và viết được, mình rất vui vì chưa bao nghĩ mình sẽ làm được điều đó. Đây quả là cơ hội tốt cho những bạn trẻ người dân tộc Thái như mình có thể góp công sức vào gìn giữ bản sắc của dân tộc”, bạn Nghiên chia sẻ.

Lớp người trẻ dân tộc Thái là những người sinh ra và lớn lên khi chữ Thái gần như đã biến mất ở Việt Nam, tuy nhiên, với những tín hiệu tốt đẹp như trên, đồng bào người Thái nói riêng, Việt Nam nói chung đã có thể tin vào một tương lai không xa chữ viết cổ của người Thái sẽ được khôi phục, phát triển trở lại, góp thêm phần đa dạng cho văn hóa Việt Nam.

Vàng Thị Ly
Lớp Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN