Bí quyết sử dụng truyền thông xã hội cho nhà báo của Jay Rose

(Sóng trẻ) – Giáo sư Jay Rosen của ĐH New York chia sẻ 10 bí quyết để nhà báo sử dụng truyền thông xã hội có hiệu quả.

Mỗi một trang xã hội mới luôn đi cùng với một cách thức mới để phân phối và chia sẻ thông tin. Người đọc kết nối với nhau, với tác giả. Chi phí để quảng bá giảm đi đáng kể, và bất kì ai cũng có thể viết và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. 

Trong bối cảnh phương tiện truyền tải thông tin đến công chúng đã thay đổi nhanh chóng, nhà báo và những người thiết kế thông điệp cũng cần thích ứng, nhất là trong cách họ sử dụng các trang mạng xã hội.  Dưới đây là 10 bí quyết sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cho nhà báo từ Giáo sư Jay Rosen (Khoa Báo chí, Đại học New York) tại buổi tọa đàm Jay’s Digital Journalism in Flux (5/2013)

45e915378_jayrosen.jpg
Giáo sư Jay Rosen phát biểu tại buổi tọa đàm (ảnh: Divya Ooi)

1. Đừng là một người ngốc nghếch

Truyền thông xã hội tạo ra rất nhiều cơ hội để nhà báo hòa vào sự kiện và thu hút công chúng. Nhưng nếu bất cẩn trong việc sử dụng, nó có thể phá hủy uy tín của người đó chỉ trong 140 kí tự hoặc thậm chí ít hơn. Lý do vì người dùng mạng xã hội phải tự quản lí mọi thông tin mình xuất bản mà không có sự kiểm định của ban biên tập.

Giáo sư Jay nhận định rằng: “Một người làm báo trên mạng xã hội cần biết truyền thông trong môi trường này sẽ đầy nguy hiểm và rủi ro ra sao nếu như họ không biết chính xác mình đang làm gì”.
 
2. Chia sẻ những thông tin hay 

Trước khi có Internet, nhà báo chỉ chia sẻ những gì do chính họ sáng tác. Ngày nay, họ không còn độc quyền cung cấp và phân phối thông tin. Mà thay vào đó, nhà báo chia sẻ cả những nội dung họ không tự sản xuất. Giáo sư Jay khuyến khích nhà báo nên chia sẻ những thông tin hay (không nhất thiết do họ viết) trên mạng xã hội. Nhưng nên chú ý, mạng xã hội là để chia sẻ, và chia sẻ trên mạng đang là một xu hướng mới. Mạng xã hội giúp quảng bá thông tin nhưng “nội dung mới là quan trọng nhất”. Nếu nội dung không hay, không chính xác, không khách quan và đáp ứng kỳ vọng của xã hội thì cũng không thể dùng các công cụ mạng xã hội để chia sẻ được.

3. Xây dựng nội dung vững chắc

Nếu bạn muốn tin tức của mình tăng khả năng được xuất hiện trên các trang tìm kiếm, hãy đăng một bài viết hay. Cùng với đó, đặt tiêu đề sao cho độc giả lập tức nắm được nội dung bài viết đề cập.

4. Đảm bảo độ tin cậy

Tình cở thấy một số liệu thống kê ấn tượng hay một thông tin nóng hổi trên mạng, bất cứ ai cũng sẽ nóng lòng muốn viết về nó, chia sẻ nó. Nhưng hãy dành một chút thời gian để xác nhận lại thông tin. Những sai phạm khi xuất bản, dù chỉ là bài đăng nhỏ như một tweet cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín của bạn.

(Tweet: Một bài đăng trên mạng xã hội Twitter, giới hạn tối đa là 140 ký tự - người dịch)
 
5. Tập trung làm điều bạn giỏi nhất

Nhiều năm trước kia, chúng ta chỉ có thể ngồi nhà để tiếp cận thông tin từ các kênh thời sự trên TV, các tờ báo, tạp chí xuất bản định kì và đài phát thanh. Ngày nay, mọi người đều có thể truy cập mọi thứ trên mạng chỉ trong vài giây. Vì vậy hãy tìm và tập trung vào nội dung quan trọng nhất rồi liên kết nó đến những phần còn lại.  

6. Tránh tranh cãi công khai 

45e915378_twit.jpeg
Giữ gìn uy tín bằng cách tránh tranh cãi công khai trên mạng, nếu cần thiết hãy gặp mặt trực tiếp hoặc thảo luận qua mail (ảnh: Internet)

Muốn có bí kíp để chiến thắng các cuộc tranh cãi trên mạng xã hội? Hãy tranh cãi qua email. Khi nhà báo tham gia tranh cãi trực tiếp trên mạng, tên tuổi hay uy tín của nhà báo đó có thể bị ảnh hưởng và nhanh chóng biến mất. Hãy giữ cho cuộc đối thoại hòa nhã và tránh gây xung đột không cần thiết .
 
7. Thu hút công chúng riêng

Khi nói đến nội dung thông điệp, độc giả chú ý đến những tin tức có ảnh hưởng đến mình hơn là những thông tin chung chung. “Người ta muốn biết nhiều về một tin tức khi họ đặc biệt quan tâm đến vấn đề được nêu. Hoặc khi có sự quan tâm sâu sắc vào một lĩnh vực, độc giả muốn có nhiều thông tin về lĩnh vực đó mà các phương tiện truyền thông thông thường khó có thể cung cấp”, Jay cho biết.
 
8. Lãnh phần việc nặng nhọc

Bạn muốn trở thành một nguồn tin có giá trị cho độc giả của bạn? Hãy tiết kiệm thời gian cho họ. Hãy khai thác thông tin qua hàng núi các dữ liệu rồi cung cấp kết quả tìm được. Về mặt lí thuyết, độc giả của bạn có thể tự làm công việc đó. Nhưng bạn tạo ra được giá trị cho bản thân bằng việc giúp người đọc tiết kiệm thời gian.

9. Nhìn nhận sự việc theo đúng bản chất

Jay cung cấp bí quyết để trở thành một người có ảnh hưởng. Khi một nhà báo muốn ủng hộ, xác nhận điều gì, hãy đảm bảo điều đó thực sự có giá trị.

“Đừng khen ngợi chỉ vì nó là công ty của bạn hay bạn được trả tiền để đi khen”, Giáo sư nói: "Bản thân lòng tin tưởng có thể tác động đến tầm ảnh hưởng”.

10. Bí mật để trở nên nổi tiếng

Không có bí quyết nào cả. Giáo sư Jay tin rằng bản thân nhà báo không thể khiến bài viết của mình trở nên nổi tiếng. “Nếu bạn trả cho ai đó hàng ngàn đô la để khiến bài báo của bạn được nổi tiếng, thì bạn đã đánh mất mình”, Jay nhận xét, “Chỉ có công chúng, người sử dụng mạng xã hội mới tạo ra được sự lan truyền đó. Bằng cách nắm bắt công chúng của mình, bạn có thể khiến sự lan tỏa trở nên mạnh mẽ hơn”.
 
Brian Conlin (vocus.com)
Dịch: Ngô Hồng Anh 
Phát thanh K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN