Con rối nước làng Đào Thục: Khi dân gian là cuộc sống

(Sóng trẻ) - Thời tiết của Hà Nội trở lạnh hơn ở tháng 12, đặt chân tới thôn Đào Thục, tôi bất ngờ khi thấy nghệ nhân Nguyễn Văn Phi vẫn tỉ mẩn ngắm nghía, cẩm thận chỉnh từng chi tiết của con rối. 

Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo, thân thuộc đối với  người dân vùng châu thổ sông Hồng. Làng Đào Thục, huyện Đông Anh chính là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước đất Kinh Kỳ. Ở đây vẫn còn nguyên vẹn những hình ảnh cổ kính của làng quê xưa và nghệ thuật múa rối nước vẫn được truyền từ đời này qua đời khác.

Làng múa rối nước Đào Thục , thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội (Ảnh: Nguyệt Hằng).
Làng múa rối nước Đào Thục, thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội (Ảnh: Nguyệt Hằng).

Cái “duyên” với những con rối

Chia sẻ về cái duyên đến với nghề rối nước, ông Phi cho biết: “Không chỉ riêng tôi mà tất cả những người con của thôn Đào Thục từ khi sinh ra đều được hưởng cái nghệ thuật ấy. Nhưng mỗi người lại theo đuổi nó một cách riêng, có người thì theo nghệ nhân đi biểu diễn và ca hát, còn với ông thì lựa chọn đi theo tạo hình con rối”. 

Bác Nguyễn Văn Phi - Nghệ nhân tạo hình rối nước ở làng Đào Thục (Ảnh: Nguyệt Hằng).
Ông Nguyễn Văn Phi - Nghệ nhân tạo hình rối nước ở làng Đào Thục (Ảnh: Nguyệt Hằng).

Người nghệ nhân với vẻ ngoài mộc mạc giản dị ấy mời tôi vào tham quan xưởng, nơi mà những con rối được thành hình với rất nhiều những hình thù, kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Mỗi con rối đều tượng trưng cho một nhân vật cổ trong dân gian, mỗi cá thể chúng mang một thần thái rất riêng, đặc biệt là những đường nét trên khuôn mặt: hiền lành, hài hước và hung hãn. 

Bản thân ông Phi đã trải qua rất nhiều nghề. Tuy nhiên, dù có làm bất kì công việc gì thì trong thâm tâm bác lúc nào cũng nghĩ tới gìn giữ truyền thống nghệ thuật dân gian của làng. Bởi thế, dù cho có vất vả gian nan, nguồn thu nhập của việc làm rối không cao, nhưng bác vẫn bám trụ với nghề, với mong muốn bảo vệ giá trị truyền thống của quê hương. 

Chế tác rối nước - khi những con rối nước thể hiện cái hồn của con người (Ảnh: Nguyệt Hằng).
Chế tác rối nước - khi những con rối nước thể hiện cái hồn của con người (Ảnh: Nguyệt Hằng).

“Vì rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian, bởi thế mà tạo hình rối nước không chỉ đòi hỏi về thẩm mỹ, mà còn phải làm cho những nhân vật rối nước ấy có cái hồn của riêng mình. Ngoài ra, cần mang được giá trị truyền thống nhằm truyền tải được tới người xem về con người mình thời xưa, không những phải thể hiện được con người mà còn phải thể hiện được văn hóa, nghệ thuật, tâm linh. Người tạo hình rối nước phải làm được như vậy, phải làm cho những vị khách tới tham quan và xem rối nước, họ hiểu rõ hơn về cuộc sống, về con người chúng ta” - ông Phi chia sẻ 

Những con rối nước thường sẽ được tạo hình nên từ những thanh gỗ sung, việc sử dụng gỗ sung là thành quả đã được nghiên cứu trong thời gian dài. Nhiều người sẽ nghĩ là do gỗ sung nhẹ, nhưng với ông Phi cái nhẹ của gỗ sung nó chỉ là một yếu tố nhỏ, không phải là cái quan trọng nhất. Việc lựa chọn gỗ sung được xem là lựa chọn rất tinh tế của ông cha ta từ xưa, bởi gỗ sung còn mang lại giá trị về mặt tinh thần khi từ “sung” ở đây còn được ví như “sung” mãn trong sức khỏe; “sung” túc trong gia đình”. 

Thời gian trung bình để hoàn thành được một con rối sẽ rơi vào khoảng từ 7-10 ngày, đặc biệt là những nhân vật trong các vở tâm linh rất linh thiêng nên càng phải kỹ càng. Trong đó, sơn là công đoạn mất nhiều thời gian nhất. Nếu không phơi đủ nắng lớp sơn sẽ bị sùi và công sức của người thợ coi như đổ sông đổ bể. Nếu con mốc bị rối, nghệ nhân sẽ phải đục lại và mài mịn. Nhiều người chỉ nhìn vào công đoạn đục đã thấy khó nên nản chí. 

“Bây giờ cháu mà đi hết cái làng này hỏi, hay cháu lướt các phương tiện truyền thông về người còn làm rối nước theo kiểu truyền thống ở Đào Thục chắc là chỉ còn mình tôi thôi” - ông Phi hài hước chia sẻ khi tôi và ông đang ngồi trò chuyện cùng nhau. Điều này cho thấy được rằng việc để làm ra được một con rối nước thành hình nó chưa bao giờ là chuyện đơn giản.

Trăn trở việc giữ nghề

Để nói về khó khăn của rối nước thì nhiều vô kể. Bởi, rối nước là một nghệ thuật dân gian, vậy nên để giữ được tạo hình nét cổ, nét mộc mạc đơn sơ là một điều rất quan trọng. Thứ hai, nguồn đầu tư dành cho những bộ môn nghệ thuật truyền thống hiện này là không nhiều, nguồn thu nhập của một người nghệ nhân hiện nay chưa thể lo được cho cuộc sống, dù các sản phẩm luôn được làm rất tỉ mỉ và công phu. Nhất là ở thời điểm hiện tại, khi mà kinh tế phát triển một cách nhanh chóng thì đây được xem là một khó khăn lớn. 

“Tuy khó khăn nhưng tất cả những thực ra tất cả những nghệ nhân ở làng Đào Thục đều được truyền lửa nhiệt huyết với nghề. Không những thế mà làng Đào Thục hiện nay cũng được rất nhiều báo đài, rất nhiều các bạn trẻ có hứng thú tới tìm hiểu. Đây cũng là một niềm hạnh phúc của tôi và người dân rồi” - ông Phi bộc bạch. 

Để nói về mong muốn trong tương lai với làng Đào Thục, ông Phi bày tỏ  rất nhiều mong muốn. Nhưng hơn hết là mong có được sự ủng hộ, quan tâm của mọi người, những du khách, những bạn trẻ có nhu cầu tìm hiểu về nghệ thuật rối nước độc đáo này. Đây là điều mà ông đã dành cả tình yêu và đam mê của mình trong việc gìn giữ về bảo vệ giá trị truyền thống ấy. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN