"Con sóng" da diết trong tình ca Trịnh Công Sơ

(Sóng trẻ) - Nhạc Trịnh mang những triết lý sống đẹp của cuộc đời, con người và hơn cả là khả năng xóa mờ khoảng cách giữa hai điều đó. Đó là tình yêu, tình người. Trịnh đã tạo nên những con sóng dập dềnh trong mỗi ca khúc bằng cách điệp lại một cách rất tự nhiên, mà rất đỗi nồng nàn những ca từ thực mộc mạc.


Ca từ của Trịnh chân thật, giản dị lắm! Cũng bởi vì ông viết cho người, cho đời, cho tình yêu – những điều thực sự gần gũi thì cứ gì phải dùng những lời nói văn vẻ, hoa mỹ. Nhưng bản thân những điều ấy cũng thực sự phức tạp, khó nắm bắt: con người luôn chất chứa những suy nghĩ, cuộc đời vốn nhiều ngả rẽ, và tình yêu lại là sự phức hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc.


f34cba1d4_hinh_anh_1.jpg
Cố nhạc sĩ tài hoa với những “nhịp chờ”

“Sóng ca từ” hay những cơn sóng lòng?

Trịnh đã khắc tạc và làm sáng lên những gì là khó hiểu trong chiều sâu của từng ca khúc ông viết. Ông đã vẽ nên những không gian của hiện thực bằng những ca từ. Người nghe đã có thể cảm nhận và đang nghe tiếng sóng biển dữ dội của “Biến nhớ”. Đó là nỗi nhớ bờ của sóng hay nỗi lòng của người mang tâm sự nhớ “em”.

“Hôm nao em về” chỉ khiêm tốn chiếm một chỗ trong toàn bộ lời ca khúc như một cơn sóng nhỏ giữa muôn trùng “Ngày mai em đi” được lặp lại nhiều lần. Nó như bị nhấn chìm bởi những nỗi nhớ nhung, đau khổ vì chờ đợi. Dường như “ngày mai” ở đây không có điểm cuối như một điềm báo rằng, em sẽ vẫn đi vẫn để người ở lại mòn mỏi ngóng trông với “nhịp chân bơ vơ” cùng với “liễu rũ”, “bờ cát trắng”, “sỏi đá”…

“Ngày mai em đi
Biển nhớ tên em gọi về…
Ngày mai em đi
Đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ…
Sỏi đá trông em từng giờ…
Ngày mai em đi
Biển nhớ em quay về nguồn…
Ngày mai em đi...
Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn…
Ngày mai em đi
Biển nhớ tên em gọi về…
Ngày mai em đi 
Cồn đá rêu phong rủ buồn…
Ngày mai em đi
Biển có bâng khuâng gọi thầm…
Ngày mai em đi…”

Những vật vốn vô tri vô giác cũng trở nên biết nhớ, biết trông huống chi một con người đa cảm, đang yêu như con người mang “nhịp chân bơ vơ” và “hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn” ấy. Biện pháp lặp cả câu chữ đã gợi lên nỗi niềm khắc khoải yêu thương đang cuồn cuộn bên trong tâm hồn chan chứa tình yêu ấy. Con sóng trùng điệp xô vào bờ, không bao giờ thôi cũng như tình anh nhớ “em” là bất tận. Nếu sóng biển dữ dội thì tình anh da diết, khắc khoải trong từng nhịp của nhớ và thương của một tình yêu còn nhiều biến động.

Sau điệp khúc của sóng, là những giọt ngắn dài của những cơn mưa. Dưới mưa, người mang tâm sự của “Diễm xưa” vẫn đứng chờ đợi, vẫn mong mỏi:

“Mưa vẫn mưa bay, trên tầng tháp cổ…
Mưa vẫn hay mưa, trên hàng lá nhỏ…
Mưa vẫn hay mưa, cho đời biển động…”

Những ca từ được lặp lại như những cơn mưa không ngớt, mưa làm buốt thêm nỗi mong chờ “em” tới. Mưa làm cho nỗi nhớ thêm da diết, niềm mong ước có được tình “em” càng dâng lên trong lòng người đang chờ đợi. Mưa bay thấm ướt mái tháp cổ, mưa bay trên từng chiếc lá bé nhỏ và mưa làm động biển và tạo những “vết thương” của đời.

“…Chiều nay còn mưa, sao em không lại
Nhớ mãi trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau…”

“Chiều nay còn mưa” chứng tỏ một điều rằng, người ngồi đó đã chờ em lâu lắm rồi mới biết những chiều khác cũng có mưa nhưng có em đến và hôm nay cũng có mưa, em không tới; nhưng vẫn đang chờ em, chờ ngày em qua đây với một niềm khắc khoải đè nén trong tâm can “làm sao có nhau” và không có câu trả lời. Chỉ có một lời nhắn nhủ tha thiết rằng:

“Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”

Đến những vật vô tri vô giác cũng cần có đôi có cặp huống chi con người. Đó lại là một lẽ tự nhiên nhất nhưng cũng khó khăn nhất. Có lẽ vì thế mà nỗi lòng của người chờ đợi vẫn chưa thể được giải đáp.


f34cba1d4_hinh_anh_2.jpg
Những con sóng nhớ bờ


Hình ảnh: Chở xúc cảm của Trịnh

Không chỉ có ca từ được lặp lại, mà còn có những hình ảnh được trở đi trở lại trong từng ca khúc và giữ những ca khúc của Trịnh. Đó là “em”, “tôi”, đó là “nắng” và “mưa”… Mưa trong “Diễm xưa” càng làm cho nỗi mong chờ càng trở nên vô vọng. Mưa trong “Ướt mi” thấm vào những suy nghĩ, những nỗi lo lắng cho “em” của “ta” càng lớn dần lên. “Ta” lo cho người “em nhỏ” “thương mưa ngâu, hay khóc sầu nhân thế”.

“…Mưa lạnh lùng rơi rớt giữa đêm về nghe não nề
Mưa kéo dài lê thê những đêm khuya lạnh ướt mi…”

Mưa vẫn được gắn với hình ảnh “em” như trong “Mưa hồng”: “Còn mưa xuống như hôm nào em đến thăm”. Và người mang theo tình yêu dành cho em vẫn ngồi chờ em những chiều mưa:

“Người ngồi đó, trông mưa nguồn
Ôi yêu thương, nghe đã buồn…
Người ngồi xuống mây ngang đầu
Mong em qua, bao nhiêu chiều…”

Đó là một trời nắng nhẹ “Trời ươm nắng cho mây hồng” trong “Mưa hồng”. Đó là cái nắng giữa “Hạ trắng” mà “anh” gọi cho con đường “em” đi:

“…Lối em đi về trời không có mây
Đường đi suốt mùa nắng thắp lên đầy…”

Nếu như “mưa” trong những ca khúc của Trịnh gợi buồn, nhớ thương, chờ đợi trong khắc khoải, tuyệt vọng, thì “nắng” thực sự đẹp và mang theo chút hy vọng đến bên đời “anh”.

Và chưa bao giờ những nỗi nhớ của Trịnh không là những con sóng cuộn trong lòng, “em” đi xa, người ở lại mang con sóng lòng ngày ly biệt với “Biển nhớ” và những đợt sóng vẫn kéo dài mãi trong suốt những tháng ngày em đi trở thành một câu hỏi ám ảnh tâm trí người chờ đợi: “Em còn nhớ hay em đã quên”. Câu hỏi đó được lặp đi lặp lại tám lần như nỗi khắc khoải của “anh”. Đó là một câu hỏi tu từ có khả năng xoáy sâu vào tâm hồn người nghe, gợi lại những kỉ niệm đẹp, những hình ảnh thân quen nơi em đã từng gắn bó, nơi có một người luôn chờ em về. Ca từ không có một từ nhân xưng của người ở lại, chỉ có một từ “nơi này” đã đủ nói lên tất cả. “Nơi này” tất nhiên sẽ có “anh”; “Em ra đi, nơi này vẫn thế” cũng có nghĩa là “anh” vẫn chung thuỷ chờ em nơi chốn cũ.


Trịnh đã vẫy chào cuộc đời thực 13 năm, nhưng ở “nơi này” người ta vẫn hát nhạc của ông; những người yêu nhạc vẫn nhớ mãi những gì ông đã đem đến cho cuộc đời. Đó là cái tâm của người nghệ sĩ truyền đi những thông điệp yêu thương, khích lệ, đem đến niềm tin cho con người. Những điều đó vẫn luôn đúng với mọi thế hệ con người khi biết sống, biết yêu và tin vào cuộc đời. Vì thế, mãi mãi người ta nhớ đến Trịnh, như Trịnh đã từng kiên trì gieo niềm tin khi còn trên nhân gian.

Lê Loan
Báo mạng điện tử K33
Nguồn ảnh: Internet




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN