Cosplay- Nơi cá tính lên ngôi
(Sóng Trẻ) - Với khả năng “phù phép” các bạn trở nên xinh đẹp và cá tính như những nhân vật trong truyện tranh, phim ảnh hoặc game, cosplay đang ngày càng chiếm được cảm tình của giới trẻ, bởi đơn giản bước vào thế giới cosplay, các coser (người chơi cosplay) được tự do sống hết mình với đam mê, thả hồn vào một thế giới nghệ thuật thực sự.
Thế giới của nghệ thuật và đam mê
Cosplay là một thuật ngữ viết tắt của từ “Costume Play”. Đó chính là các hoạt động, các trò chơi phỏng lại theo các nhân vật của truyện tranh, phim giả tưởng, game với mục đich được hóa thân vào nhân vật mình yêu thích. Tuy đã xuất hiện ở Việt Nam gần chục năm nhưng trào lưu này vẫn đang nóng lên từng ngày.
Không cần biết bạn là ai, bạn là con người như thế nào nài đời thực. Bước vào thế giới cosplava, bạn có thể trở thành bất cứ ai trong giấc mơ của mình, không phân biệt thân phận, giới tính. Những anh chàng có thể cos những nhân vật nữ đầy duyên dáng, dễ thương, hay những cô nàng hóa thân thành những chàng trai đầy mạnh mẽ. Trong thế giới đầy màu sắc ấy, những coser chính là những nghệ sĩ đích thực, họ dám mơ ước, dám phá vỡ những định kiến xã hội để tiến tới niềm đam mê của mình trong cái gọi là nghệ thuật thực sự.
Giới trẻ đã và đang tìm đến cho mình một sân chơi lành mạnh, bổ ích. Các coser không còn phải e dè khi quyết định đi ra đường trong bộ trang phục yêu thích vì sợ ánh mắt soi mói của những người khác. Những coser giờ đây đã biết tự tin khẳng định bản thân. Tại bất kỳ nơi đâu, thông điệp mà các coser muốn truyền đến thế giới chính là: “Tôi khác biệt. Tôi khác người. Hãy nhìn ngắm tôi”.
Từ cái nhìn đa chiều
Xa xỉ, kì dị, bạo lực, khiêu dâm…là ý kiến trái chiều về trào lưu đang nở rộ này. Ao ước được trở nên xinh đẹp, cá tính như nhân vật trong truyện tranh, phim ảnh hoặc game nên rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua những bộ cosplay theo đúng như hình mẫu nhân vật. Bạn Đỗ Đức Nghĩa, một coser Hà Thành chia sẻ: “Chi phí một bộ cos thường tầm 2 triệu trở lên, tùy vào mức độ cầu kì, càng chi tiết càng đẹp tuy nhiên cũng càng đắt. Chưa kể đến trang điểm và những vật đi kèm như vũ khí, phụ kiện… sẽ rơi vào khoảng 2 triệu rưỡi, cá biệt có những bộ lên tới hàng chục triệu đồng”.
Cosplay chính thống tức là hóa thân vào nhân vật mình yêu thích trong phim ảnh truyện hoạt hình. Tuy nhiên truyện tranh ngày nay không còn dễ thương với công chúa, hoàng tử, thay vào đó là nhiều cuộc chiến chém giết nhau với súng, kiếm, phi tiêu… Rất nhiều cửa hàng theo đó bán kèm các thứ khác như phi tiêu, kiếm, súng. Như vậy, vô hình chung, cosplay đã cổ vũ các trò bạo lực trong truyện tranh đối với giới trẻ. Thêm vào đó, đến các lễ hội cosplay, không khó để bắt gặp những bộ trang phục hóa trang thiếu vải, gây phản cảm, không phù hợp với truyền thống và ảnh hưởng xấu đến giới trẻ.
Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, mọi thứ cần phải được xem xét bình đẳng. Trước những cái nhìn phản cảm của một thế hệ mà văn hóa Tràng An đã đi sâu vào tiềm thức, những ánh mắt kì thị, khó chịu của truyền thông thì cosplay cũng cần được tôn trọng như bao trào lưu khác. Bởi đơn giản, nó là nơi thể hiện cá tính của giới trẻ.
Có thể so sánh cosplay với hiphop. Trước đây, hiphop cũng bị kỳ thị rất nhiều ở mọi nơi. Nhưng qua thời gian, tự nó đã chứng minh nó cũng là một bộ môn nghệ thuật và ngày càng được đón nhận nhiều hơn. Đến nay thì không ai không biết đến hiphop, hơn nữa mọi người còn rất thích thú. Liệu một thời gian nữa, cosplay có được đón nhận như thế không?
Lời kết: Cha đẻ của cosplay, ngài Nobuyuki đã phát biểu một câu tâm đắc: “Để cho cosplay thành công như Karaoke đã từng làm thì đừng để nó xa rời thế giới thực tại quá, hãy biết mình ở đâu và dừng lại”. Cosplay đơn giản chỉ là một thú chơi, thỏa mãn niềm đam mê được hóa thân vào nhân vật yêu thích. Hơn nữa, đây không phải là trang phục mặc hàng ngày mà chỉ mặc trong dịp lễ hội cosplay, có khi cả năm mới có một dịp. Cởi bỏ lớp hóa trang và ra về, các bạn trẻ lại quay về với cuộc sống thực. Nghệ thuật luôn khéo biết cách chọn chỗ để ẩn mình. Tình yêu trong cosplay sẽ tốt hơn khi người ta giữ được bản thân mình ở đâu và không quá bay bổng để quên đi giá trị hằng ngày.
Thế giới của nghệ thuật và đam mê
Cosplay là một thuật ngữ viết tắt của từ “Costume Play”. Đó chính là các hoạt động, các trò chơi phỏng lại theo các nhân vật của truyện tranh, phim giả tưởng, game với mục đich được hóa thân vào nhân vật mình yêu thích. Tuy đã xuất hiện ở Việt Nam gần chục năm nhưng trào lưu này vẫn đang nóng lên từng ngày.
Không cần biết bạn là ai, bạn là con người như thế nào nài đời thực. Bước vào thế giới cosplava, bạn có thể trở thành bất cứ ai trong giấc mơ của mình, không phân biệt thân phận, giới tính. Những anh chàng có thể cos những nhân vật nữ đầy duyên dáng, dễ thương, hay những cô nàng hóa thân thành những chàng trai đầy mạnh mẽ. Trong thế giới đầy màu sắc ấy, những coser chính là những nghệ sĩ đích thực, họ dám mơ ước, dám phá vỡ những định kiến xã hội để tiến tới niềm đam mê của mình trong cái gọi là nghệ thuật thực sự.
Hóa thân thành công chúa, cosplay hiện thực hóa giấc mơ của giới trẻ.
Giới trẻ đã và đang tìm đến cho mình một sân chơi lành mạnh, bổ ích. Các coser không còn phải e dè khi quyết định đi ra đường trong bộ trang phục yêu thích vì sợ ánh mắt soi mói của những người khác. Những coser giờ đây đã biết tự tin khẳng định bản thân. Tại bất kỳ nơi đâu, thông điệp mà các coser muốn truyền đến thế giới chính là: “Tôi khác biệt. Tôi khác người. Hãy nhìn ngắm tôi”.
Từ cái nhìn đa chiều
Xa xỉ, kì dị, bạo lực, khiêu dâm…là ý kiến trái chiều về trào lưu đang nở rộ này. Ao ước được trở nên xinh đẹp, cá tính như nhân vật trong truyện tranh, phim ảnh hoặc game nên rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua những bộ cosplay theo đúng như hình mẫu nhân vật. Bạn Đỗ Đức Nghĩa, một coser Hà Thành chia sẻ: “Chi phí một bộ cos thường tầm 2 triệu trở lên, tùy vào mức độ cầu kì, càng chi tiết càng đẹp tuy nhiên cũng càng đắt. Chưa kể đến trang điểm và những vật đi kèm như vũ khí, phụ kiện… sẽ rơi vào khoảng 2 triệu rưỡi, cá biệt có những bộ lên tới hàng chục triệu đồng”.
Cosplay chính thống tức là hóa thân vào nhân vật mình yêu thích trong phim ảnh truyện hoạt hình. Tuy nhiên truyện tranh ngày nay không còn dễ thương với công chúa, hoàng tử, thay vào đó là nhiều cuộc chiến chém giết nhau với súng, kiếm, phi tiêu… Rất nhiều cửa hàng theo đó bán kèm các thứ khác như phi tiêu, kiếm, súng. Như vậy, vô hình chung, cosplay đã cổ vũ các trò bạo lực trong truyện tranh đối với giới trẻ. Thêm vào đó, đến các lễ hội cosplay, không khó để bắt gặp những bộ trang phục hóa trang thiếu vải, gây phản cảm, không phù hợp với truyền thống và ảnh hưởng xấu đến giới trẻ.
Những hình ảnh được cho là mang tính bạo lực của cosplay.
Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, mọi thứ cần phải được xem xét bình đẳng. Trước những cái nhìn phản cảm của một thế hệ mà văn hóa Tràng An đã đi sâu vào tiềm thức, những ánh mắt kì thị, khó chịu của truyền thông thì cosplay cũng cần được tôn trọng như bao trào lưu khác. Bởi đơn giản, nó là nơi thể hiện cá tính của giới trẻ.
Có thể so sánh cosplay với hiphop. Trước đây, hiphop cũng bị kỳ thị rất nhiều ở mọi nơi. Nhưng qua thời gian, tự nó đã chứng minh nó cũng là một bộ môn nghệ thuật và ngày càng được đón nhận nhiều hơn. Đến nay thì không ai không biết đến hiphop, hơn nữa mọi người còn rất thích thú. Liệu một thời gian nữa, cosplay có được đón nhận như thế không?
Hồng Nhung, Bùi Nhung, Thu Thảo, Trần Ngân, Lan Hương
Báo mạng điện tử K.30
Báo mạng điện tử K.30
Cùng chuyên mục
Bình luận