Để cuộc sống “bình thường mới”: Có nên xử phạt người từ chối tiêm vaccine COVID-19?

(Sóng trẻ) - Tính đến thời điểm hiện tại việc tiêm vaccine Covid-19 hoàn toàn mang tính tự nguyện (không bắt buộc). Tuy nhiên, đứng trước những thiệt hại nghiêm trọng về cả con người lẫn kinh tế do COVID-19 mang lại, liệu những khuyến khích đó đã đủ hay chưa?

Chênh lệch lớn trong “diện phủ” vaccine

Dù tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Mỹ tốt hơn nhiều so với thời điểm đầu nhiệm kỳ ở Nhà Trắng (tháng 1-2021), nhưng Tổng thống Joe Biden vẫn quyết định đưa ra chính sách bắt buộc tiêm vaccine phòng COVID-19. Số lượng vaccine của Mỹ hiện nay tương đối lớn, có thể tiến hành tiêm đến mũi thứ 3. Tuy nhiên, vẫn còn 20% dân số ở quốc gia này chưa tiêm vaccine. Vì thế, Tổng thống Joe Biden phê duyệt bắt buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo nhân viên được tiêm phòng đầy đủ hoặc xét nghiệm thường xuyên nhằm đối mặt với đà gia tăng lây nhiễm.

Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia kiểm soát được dịch bệnh COVID-19 như Anh, Ấn Độ và điển hình là Trung Quốc. Tính đến ngày 16/9, Trung Quốc đã tiêm tổng cộng 2,16 tỷ liều vaccine và tiêm đầy đủ hai liều cho 1,01 tỷ người, con số này đã vượt trước Mỹ và châu Âu, song chưa có kế hoạch nới lỏng các lệnh kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Cụ thể, với trường hợp cá nhân chưa tiêm vaccine làm lây lan ra cộng đồng có thể bị trừ điểm công dân - dẫn đến việc mất đi nhiều quyền lợi như vay vốn, đi lại, con cái học hành, những người thuộc diện cần tiêm ngừa nhưng từ chối sẽ bị xử phạt và giảm phúc lợi xã hội. 

Tuy nhiên, tại Việt Nam tính tới ngày 25/9, tỉ lệ người được tiêm vaccine mới chỉ chiếm 31,1%, con số này mới chỉ lớn hơn số người chưa tiêm vaccine tại Mỹ là 10%. Trong khi đó Indonesia đã tiêm hơn 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, đứng đầu Đông Nam Á.  Singapore cũng đã phổ rộng vaccine đến 82 % dân số, con số này tại Campuchia là 65,4%. Có thể thấy tỷ lệ tiêm chủng tại Việt Nam còn thấp so với các quốc gia trong cùng khu vực. 

Diện phủ vaccine của các nước đã tương đối cao, nhưng họ vẫn đang cẩn trọng mở cửa thì vào tối ngày 21/9, sau nửa ngày kết thúc chỉ thị 16 hàng nghìn người Hà Nội đổ ra đường vui tết Trung thu. Có lẽ họ quên rằng nước ta vẫn chưa bóc tách hoàn toàn F0 ra khỏi cộng đồng. Hơn nữa, biến thể Delta lây lan rất nhanh, nếu lỡ trong số đông đó 1 người nhiễm virus SARS-CoV-2 hậu quả sẽ vô cùng khó lường. Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết trên Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị “Tỷ lệ tiêm vaccine ở Hà Nội cho người trên 18 tuổi mặc dù cao nhưng chưa đủ. Công sức chống dịch suốt nhiều tháng qua sẽ đổ sông đổ biển khi ý thức của người dân còn kém, miễn dịch cộng đồng chưa được hình thành”. 

tr1.png
'Biển người' đổ xô lên phố cổ Hà Nội đi chơi Trung thu trong ngày đầu nới lỏng giãn cách. 


Hơn nữa, vaccine chúng ta sử dụng cho từng cá thể một, người nào sử dụng vaccine sẽ tạo ra miễn dịch cho cơ thể họ. Muốn có miễn dịch cộng đồng thì không phải từng cá nhân mà phải là cả một quần thể rất nhiều người đồng thời sử dụng vaccine. Có như vậy mới đủ điều kiện tạo ra nhóm người có khả năng che chắn những ca bệnh, giúp cho cộng đồng có thể ngăn chặn những ca bệnh đó, không để bùng thành dịch bệnh, đây cũng chính là chia sẻ của Đại tá PGS TS BS Lê Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu Độc học và Phóng xạ, Học viện Quân Y trên báo Vietnamnet.

Để tạo ra một “màn chắn” theo khuyến cáo, trước những thực trạng của các quốc gia đã tiêm vaccine và căn cứ tình hình thực tế của Việt Nam, việc cần phải tiêm vaccine như thế nào để đạt được miễn dịch cộng đồng không phải chuyện “một sớm, một chiều”. 

Theo nghiên cứu mới đây của Trường ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) về những nguyên nhân khiến cá nhân do dự không tiêm vaccine cho thấy 45% số người trả lời nói rằng họ chắc chắn sẽ không tiêm vaccine vì sợ tác dụng phụ và 40% nói rằng họ muốn chờ xem liệu vắc xin có an toàn hay không. Có 29% người không muốn tiêm vaccine nói rằng họ không tin tưởng vắc xin và 20% nói rằng họ không nghĩ rằng vaccine có hiệu quả.

Tại Việt Nam, số người từ chối tiêm vaccine cũng không ít. Họ từ chối tiêm vaccine với nhiều lý do khác nhau. Họ từ chối tiêm Sinopharm do không tin bất cứ sản phẩm nào từ Trung Quốc với tâm lý “bài Hoa”. Một số khác vẫn còn lo ngại về chất lượng, độ an toàn của vaccine khi mà nhiều người đã tiêm đủ 2 mũi vẫn mắc COVID-19 như người chưa tiêm chủng. Bên cạnh đó, cũng có cơ số người vẫn đang chờ đợi vaccine của Việt Nam.

Tuy nhiên, “vaccine được tiêm sớm nhất mới là vaccine tốt nhất”. Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho thấy những người không được tiêm chủng có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn khoảng 4,5 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 11 lần so với người chưa được tiêm chủng. Không chỉ dừng lại ở vấn đề sức khỏe cá nhân, việc chậm tiêm vaccine COVID-19 còn khiến kinh tế thế giới sẽ chịu tổn thất nặng nề, tương đương 2.000 Euro (2.348 USD). Từ những rủi ro, nguy cơ này việc có nên đưa vaccine và danh mục bắt buộc vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Liên quan đến vấn đề này, nhiều chuyên gia y tế nhận định, Việt Nam cần bao phủ vaccine Covid- 19 đến 70% dân số, thì mới có miễn dịch cộng đồng, cuộc sống mới có thể trở lại bình thường. Do đó, tiêm vắc xin là quyền lợi và nghĩa vụ. Ngay cả khi không đảm bảo 100% người đã tiêm có kháng thể, nhưng tất cả những người tiêm đều giảm được tình trạng nặng, giảm nguy cơ tử vong nếu nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Lợi ích vaccine đem lại không hề nhỏ, nó sẽ phát huy tác dụng mạnh nhất khi tác động lên một lượng người lớn tham gia. Điều này cũng được Nhà nước khuyến khích hãy tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe bản thân, tạo thành hệ miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, đứng trước những thiệt hại nghiêm trọng về cả con người lẫn kinh tế do COVID-19 mang lại, liệu những khuyến khích đó đã đủ hay chưa?

Đặt quyền con người và lợi ích thực tiễn của vaccine lên bàn cân, chúng ta có nên xử phạt những người từ chối tiêm vaccine hay không? Hơn nữa, nếu đưa vaccine COVID-19 vào danh mục bắt buộc phải chăng còn thiếu một chế tài xử phạt đủ mạnh để người dân chấp hành. 

“Lạt mềm” liệu có “buộc chặt”?

Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam, vẫn chưa có văn bản chính thức nào về việc bắt buộc người dân phải tiêm chủng vaccine COVID-19. Theo Luật sư Bùi Đình Ứng - Đoàn luật sư TP Hà Nội, Bộ Y tế cần bổ sung COVID-19 vào danh sách các bệnh truyền nhiễm thuộc Thông tư 38/2017 (Số: 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017) và bổ sung việc bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 đối với các đối tượng tới vùng dịch hoặc ở trong vùng dịch vào Nghị định số 117/2020/NĐ-CP (ngày 28/9/2020) để các cơ quan chức năng có thẩm quyền có căn cứ, cơ sở xử phạt hành chính với những người vi phạm.

Đối với việc lựa chọn loại vaccine COVID-19 phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mỗi người lại là vấn đề khác, mọi người tránh nhầm lẫn. Người dân có quyền lựa chọn loại vaccine phù hợp với mình và điều này sẽ được hướng dẫn bởi bộ Y tế.

Trao đổi về vấn đề bổ sung COVID-19 vào danh sách các bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm vaccine, Luật sư Bùi Đình Ứng bày tỏ quan điểm “Phải tăng mức xử phạt theo Thông tư 38/2017 hiện nay lên gấp từ 5 đến 7 lần. Vì COVID-19 là đại dịch gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn cầu, nguy hiểm hơn rất nhiều các bệnh truyền nhiễm khác”. 

tr2.png

 

Đối với các đối tượng ra ngoài không đeo khẩu trang, không có lý do đã bị xử phạt 2.000.000, vì thế Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với những đối tượng bắt buộc tiêm vaccine nhưng cố tình không tiêm là quá thấp, chưa nghiêm khắc. Còn đối với những đối tượng đã bị xử phạt hành chính rồi mà vẫn cố tình vi phạm gây lây lan dịch bệnh thì phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế chia sẻ trên báo Thanh niên “Tùy tình hình thực tiễn và yêu cầu chống dịch, cơ quan có thẩm quyền ban hành thì mới bắt buộc và khi đó mới xử phạt".

Tuy nhiên, trước đề xuất xử phạt người từ chối tiêm vaccine COVID-19 không ít người cho rằng một loại vaccine từ tự nguyện trở nên bắt buộc là điều vô lý. Họ cho rằng điều này ảnh hưởng đến quyền tự do của mỗi cá nhân, tiêm hay không nên là lựa chọn thay vì nghĩa vụ.

Mỗi quốc gia sẽ có một hệ thống pháp luật về quyền công dân khác nhau. Nhưng nước nào cũng sẽ khuyến khích người dân tiêm vaccine COVID-19, để đảm bảo phòng chống dịch bệnh cho cá nhân và toàn cầu. Những quy định được ban hành ra đều phục vụ một mục đích duy nhất là sức khỏe và tính mạng của mọi người. 

Dù ở một số khu vực đã bắt buộc việc tiêm vaccine COVID-19, nhưng mỗi công dân đều phải hiểu quyền tự do dân chủ của mỗi công dân phải đảm bảo quyền và lợi ích của cộng đồng. Như ở Mỹ, người dân hoàn toàn có quyền từ chối tiêm nhưng không được tiếp xúc với những người xung quanh, không được tới nơi công cộng. Vậy nếu muốn được tự do đi lại, tiếp xúc với mọi người thì có nên bắt buộc phải tiêm để đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội?

 

Bạn nghĩ sao về quan điểm trong bài viết? Theo bạn, để có thể sớm trở lại cuộc sống bình thường mới, có nên áp dụng chế tài với người từ chối tiêm vaccine và mức phạt cụ thể như thế nào? 

Quý độc giả có thể tham gia bình luận trực tiếp, hoặc đóng góp ý kiến ý kiến của mình qua địa chỉ: [email protected].

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN