Sách thiếu nhi và câu chuyện về văn hóa đọc

(Sóng trẻ) - Một thực trạng đang phổ biến trong ngành xuất bản hiện nay là sách thiếu nhi ngày càng kém đi về mặt chất lượng, trong khi văn hóa đọc thì ngày một tăng.

Trong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình nhận biết thế giới và hình thành nhân cách của trẻ. Hiện nay chúng ta đang dần có ý thức trong việc xây dựng một nền văn hóa đọc cho thiếu nhi nhưng xây dựng làm sao khi sách đang dần kém chất lượng.

376e572c8_anh_sach_1.jpg
Đọc sách là điều cần thiết đối với các em học sinh

Văn hóa đọc cho thiếu nhi là cần thiết khi các bậc phụ huynh cũng đã hiểu và quan tâm hơn đến việc đọc sách của con.Nhưng càng quan tâm thì các phụ huynh lại đang lo ngại về chất lượng của sách hiện nay.

Gần đây trên thị trường sách xuất hiện khá nhiều sách kém chất lượng. Có những quyển sách với phần bìa đẹp mắt, nội dung và hình thức sách hướng đến đối tượng thiếu nhi, nhưng nội dung của những sách này lại không phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em chút nào. Một số quyển thậm chí còn "táo bạo" đề cập tới những chuyện mà ngay cả... người lớn cũng chưa dám đọc. Người viết ngờ rằng có thể tác giả các quyển sách này đã đánh vào cái tâm lý tò mò, muốn biết các chuyện “người lớn” của trẻ em để câu khách. Và như thế, một câu hỏi được đặt ra: Để những quyển sách như thế trôi nổi trên thị trường, trách nhiệm của các nhà quản lý ở đâu?

af9803141_anh_2_9.jpg
Đọc sách là điều cần thiết đối với các em học sinh

Dẫu biết rằng nếu nhìn nhận từ phương diện sáng tác, xuất bản, phải thấy rằng sáng tác cho thiếu nhi không khó, nhưng để các em chịu đọc, thích đọc lại không dễ chút nào. Trải qua bao nhiêu năm, những tác phẩm thiếu nhi thích quanh quẩn vẫn chỉ có "Dế mèn phiêu lưu ký", "Góc sân và khoảng trời", cùng những cuốn sách của Phạm Hổ, một vài truyện của Nghiêm Văn Đa, Phùng Quán, Nguyễn Nhật Ánh và... chấm hết.

Nhưng chính vì các nhà văn không tạo ra được những cái mới, các nhà xuất bản không cho ra đời được những ấn phẩm hấp dẫn, lôi cuốn nên phần lớn trẻ em hiện nay đều trở thành đệ tử trung thành của truyện tranh nước nài. Mà tác hại của hầu hết những truyện tranh này đến đâu là điều không cần phải nói. Để xây dựng một nền văn hóa đọc lành mạnh, bổ ích cho thiếu nhi cần sự tham gia có nhiệt huyết từ nhiều phía: các bậc phụ huynh, các nhà quản lý văn hóa, thầy cô giáo, và quan trọng nhất là đội ngũ những người sáng tác.

Phải chăng chúng ta cần phát động một phong trào sáng tác cho thiếu nhi, để từ đó tìm ra những tác phẩm thật sự có giá trị và làm các em yêu thích?

Đặng Đức
Truyền hình K32A2
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN