Tái hiện không gian âm nhạc và điệu múa cổ Thăng Long – Hà Nội 2016

(Sóng trẻ) - Nhằm phục dựng lại những điệu múa cổ truyền của Hà Nội xưa, tối ngày 9/10 tại Tượng đài Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) Hội nghệ sỹ múa Hà Nội tổ chức buổi biểu diễn với nhiều tiết mục đặc sắc, mang đậm phong cách dân gian.

Bắt đầu từ năm 2000, Hội Nghệ sĩ Hà Nội đã sưu tầm, nghiên cứu và phục dựng các điệu múa cổ Thăng Long. Cho đến nay, nhiều điệu múa cổ sau quá trình khảo sát và phục dựng đã được đưa đến trình diễn nhiều lần tại tượng đài Lý Thái Tổ, với các loại hình như múa cung đình, múa dân gian, múa tín ngưỡng, múa tôn giáo, múa sinh hoạt… Năm nay chào mừng kỷ niệm 62 năm Giải phóng Thủ đô chương trình được tổ chức để phục vụ nhân dân. 

Đúng 19h30, chương trình mới được bắt đầu nhưng từ sớm hàng nghìn người đã tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ để cùng đón xem chương trình biểu diễn.

Ông Thái Phiên, Ủy viên Hội nghệ sỹ múa Hà Nội thành viên Ban tổ chức cho biết: 


Phát biểu trước buổi diễn ông Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Hà Nội cho biết: Hội nghệ sĩ múa Hà Nội giới thiệu 8 điệu múa cổ chọn lọc trong 48 điệu múa đã được tổ chức khai phá, dàn dựng và tôn tạo trong suốt 15 năm qua.

ef04b6195_anh_1_1.jpg
 Ông Bằng Việt tuyên bố lí do tổ chức chương trình

19h40 Buổi biểu diễn mở đầu với tiết mục Trống cổ đến từ xã Phú Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Tiết mục được dàn dựng một cách hoành tráng với sự tham gia của hơn 30 nghệ sĩ. Tiếng trống, tiếng chiêng hòa hợp tạo lên không khí thiêng liêng của Hà Nội xưa như buổi tế lễ trời đất. Tiếng trống được hòa quyện với nhau tạo nên một âm điệu nhịp nhàng, rộn ràng, vang dội thể hiện sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên.

ef04b6195_anh_2_1.jpg
Sự đồng đều được thể hiện trong từng động tác ở tiết mục đầu tiên

19h55 Tiết mục hát chầu văn “Mừng Thăng Long- Hà Nội” của nghệ sĩ Tuyết Tuyết nhận được nhiều lời khen và tán thưởng của khán giả. Với giọng hát truyền cảm, sâu lắng, ca từ đi vào lòng người những câu hát trầu văn khô khan trở nên cuốn hút mọi lứa tuổi, từ những em nhỏ đến những bạn trẻ và những người lớn tuổi. Mọi người đều chăm chú lắng nghe 2 bài trầu văn: Mừng Thănh Long – Hà Nội và Cô đôi thượng ngàn và đung đưa theo nhịp điệu của tiếng đàn.

ef04b6195_anh_3_1.jpg
Nghệ sĩ Tuyết Tuyết “đắm” mình trong từng ca từ của bài hát

20h10 Các chàng trai trong bộ trang phục áo tứ thân nhiều màu sắc, khăn mỏ quạ đỏ, đánh phấn trắng, tô son đỏ ra sân khấu với màn múa “Trống bồng”.

Các chàng trai trong điệu múa cổ Trống bồng: 


Điệu múa trống bồng có sức sống phóng khoáng, hồn nhiên, rộn ràng, do các nam thanh niên giả làm gái biểu diễn. Đây là điệu múa độc đáo của làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội), bởi quy ước của làng là người múa phải có tài, tuấn tú, chưa vợ và đặc biệt phải mặc trang phục nữ. 

Trống bồng là điệu múa theo đôi, kết hợp sự uyển chuyển nữ tính, làm cho nhưng chàng trai như những cô gái xinh đẹp đang thời kỳ xuân sắc, lúc e ấp lúc táo bạo, muốn khoe nét đẹp, thể hiện cá tính. Với những động tác khỏe khoắn, điêu múa đã làm cho không khí của chương trình rộn ràng và sôi động hơn.

NSƯT Kim Dung chia sẻ cảm xúc trước khi lên sân khấu:
 

Tiếng hát nỉ non của NSƯT Kim Dung trong tiết mục hát xẩm: “Xẩm chợ Đồng Xuân” tái hiện lại không không gian chợ Đồng Xuân xưa. Từ những thức đồ ăn giản dị: bánh rán, kẹo vừng, rau dưa, chè thang, chả giò đến “chuyện nhỏ chuyện to”, “ở chợ có chị hàng hương, hàng cá” đều được nghệ sỹ truyền tải qua lời hát xẩm cùng với âm thanh réo rắt của tiếng đàn, tiếng phách. Tiết mục được nhiều khán giả tán thưởng và vỗ tay không ngớt.

ef04b6195_anh_4_1.jpg
 Ca từ giản dị cùng giọng hát truyền cảm của NSƯT Kim Dung đã tạo nên cái “thần” cho bài hát

20h30 Tiếp nối hành trình âm nhạc cổ Hà Nội, nghệ sĩ Bá Nha biểu diễn độc tấu đàn hòa quyện cùng tiếng đàn vi-ô-lông réo rắt vui tươi của nghệ sĩ Bích Hạnh. Đây là tiết mục mọi người thích thú nhất, nhiều người vỗ tay tán thưởng, hào hứng đứng lên reo hò cổ vũ. Nghệ sĩ và khán giả cùng phiêu theo điệu nhạc.

Màn trình diễn đầy ngẫu hứng của 2 nghệ sỹ:


Sự kết hợp trình diễn đàn nguyệt với đàn vi-ô-lông của hai nghệ sỹ khiến cho mọi người phiêu theo từng điệu nhạc du dương, trầm bổng. Đây là tiết mục có sự kết hợp của âm nhạc truyền thống và hiện đại trong chương trình, là nét mới độc đáo mà Hội nghệ sĩ múa Hà Nội muốn đem đến cho khán giả.

Cảm xúc của khán giả theo dõi chương trình biểu diễn: 


20h45 Màn múa “Rắn lột” đến từ phường Việt Hưng, quận Long Biên biểu diễn thu hút sự tò mò của đông đảo người xem. Trong điệu múa bằng việc phối hợp nhịp nhàng các động tác giống một con rắn thật sự, từ lúc những di chuyển của rắn đến sự lột xác của chúng đều được các nghệ sỹ tái hiện lại ngay trên sân khấu.

Điệu múa rắn lột được tái hiện ngay trên sân khấu của chương trình:


Sự kết hợp nhịp nhàng, ăn ý tạo nên sự uyển chuyển, uốn lượn nét đặc trưng của hình ảnh rắn. Đây là một điệu múa đặc trưng từ xa xưa của phường Việt Hưng nó thể hiện sự biết ơn đối với thần Linh Lang, một tướng quân thời Lý.

ef04b6195_anh_5.jpg
Khán giả thích thú trước phần biểu diễn độc đáo trong tiết mục “Rắn lột”

21h Sau màn múa rắn lột ấn tượng, khán giả được thưởng thức điệu hò cửa đình của làng Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Hình ảnh các nghệ sĩ đập rùi trống vào nhau tạo nên âm thanh hào hùng, hoành tráng cùng với giọng hò của các nghệ sỹ góp phần tạo sự trang nghiêm, hòa hợp giữa thần linh, thiên nhiên và con người. Đây là một điệu hò đặc biệt của người dân làng Phú Nhiêu mang đến chương trình năm nay.

cbcabdbf9_anh_6.jpg
Tiết mục có sự hòa giọng của các nghệ sĩ cao tuổi và các nghệ sĩ trẻ

21h5 Tiết mục múa rồng – chạy cờ hoành tráng đến từ làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì với màn biểu diễn ấn tượng của những thanh niên, trai tráng cho thấy khí phách của điệu múa xưa. Điệu múa rồng bắt nguồn từ câu chuyện vua Lý Thái Tổ chọn thành Thăng Long làm kinh đô xưa, đây là nơi được cho là có thế “rồng bay”. Với những động tác rước rồng, múa rồng của các nghệ sỹ làm cho sân khấu của chương trình thêm nhiều màu sắc hơn. Màn múa thay lời kết cho chương trình biểu diễn nghệ thuật mang âm nhạc và điệu múa cổ của Hà Nội đến gần hơn với nhiều người dân, đặc biệt là những người trẻ.

Màn múa rồng đã gợi lại không khí hào hùng xưa của Thăng Long - Hà Nội:


Buổi biểu diễn của hơn 100 nghệ sĩ đã mang đến cho người dân Thủ đô và du khách những màn trình diễn nghệ thuật độc đáo, mang đậm truyền thống của đất Thăng Long – Hà Nội xưa. Làm cho hàng nghìn khán giả sống lại với ký ức của những giá trị truyền thống đang được phục dựng. Đây còn là dịp để những người trẻ biết thêm về những câu hát, điệu múa cổ của Hà Nội, du khách nước nài hiểu hơn về nét văn hóa truyền thống của đất và người Tràng An.

Nhóm Bích Phương
Lớp Báo chí đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN