Đi xe đẹp, hành nghề đánh giày
(Sóng Trẻ) - Hình ảnh một hai bóng người nhỏ bé lẫn trong sự tất bật của chốn thị thành với hộp đồ nghề đánh giày trên tay không còn xa lạ với chúng ta. Nhưng đánh giày hôm nay có lẽ không còn là một công việc làm tạm để kiếm ăn cho “qua ngày đoạn tháng”.
Một lần về thành phố Hải Dương tôi không khỏi bất ngờ khi gặp cả đội khoảng hơn chục người đi xe máy đẹp chia nhau tới các cửa hàng đông khách để tác nghiệp cũng bằng những hộp đồ đánh giày vốn đã quen thuộc với những bước chân mỏi mòn trên đường phố.
Bất ngờ tôi gặp một hình ảnh lạ mắt trong một quán cafe trên đường Dã Tượng thành phố Hải Dương. Một thanh niên nhìn khá nhanh nhẹn, hoạt bát, đầu đội mũ bảo hiểm vào trong quán mời khách đánh giày. Tôi đi theo anh ra chỗ đánh giày. Bắt chuyện với anh khá dễ. Chàng thanh niên vui vẻ, hòa nhã đã không “giấu nghề” hay vì chút mặc cảm nghề nghiệp mà tâm sự: “ngày cao điểm mình đánh được khoảng 40 đôi, ngày nào không có khách cũng không dưới 10 đôi. Mỗi đôi giày đánh xong bọn mình được 5 ngàn, tiền xăng xe chạy loanh quanh khu này ngày mất khoảng 7 đến 8 ngàn”. Nhưng vẫn giấu khi tôi hỏi về thu nhập: “Thu nhập thì ngày nọ bù ngày kia thôi”.
Tác nghiệp với chiếc mũ bảo hiểm vẫn đội trên đầu
Khá bất ngờ nên tôi không giấu nổi ngạc nhiên. “Có gì lạ đâu chị, chị cứ ra quán phở Ngọc gần nhà thi đấu thể thao Hải Dương thế nào cũng thấy một đội khoảng 5 người nữa. Chỗ đấy đông khách nhất”- một anh tâm sự. Phần lớn trong số họ đều ăn bữa trưa ở nài để còn tranh thủ đi kiếm khách ngay.
Thêm một đồng nghiệp đánh giày nữa tới
Tâm sự thêm với mấy người làm trong quán cafe Memory gần đó, tôi được cho biết: “Một ngày 150 ngàn ăn thua gì, họ nói dối đấy, cậu kia mới xây được cái nhà 3 tầng to tướng kia kìa”- chị quản lí vừa nói vừa chỉ ra người thanh niên đang đứng nài quán.
Xã hội ngày càng phát triển, người ta càng có quan niệm về nghề nghiệp thoáng hơn. Đánh giày bây giờ không còn là nghề “độc quyền” của trẻ em đường phố, không còn là “nghề riêng” của những người phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh để kiếm từng bữa ăn. Với sự trợ giúp của phương tiện đi lại, người ta hoàn toàn có thể xác định cho mình môt “hướng đi” khác còn “ thưa đất cạnh tranh”.
Một lần về thành phố Hải Dương tôi không khỏi bất ngờ khi gặp cả đội khoảng hơn chục người đi xe máy đẹp chia nhau tới các cửa hàng đông khách để tác nghiệp cũng bằng những hộp đồ đánh giày vốn đã quen thuộc với những bước chân mỏi mòn trên đường phố.
Bất ngờ tôi gặp một hình ảnh lạ mắt trong một quán cafe trên đường Dã Tượng thành phố Hải Dương. Một thanh niên nhìn khá nhanh nhẹn, hoạt bát, đầu đội mũ bảo hiểm vào trong quán mời khách đánh giày. Tôi đi theo anh ra chỗ đánh giày. Bắt chuyện với anh khá dễ. Chàng thanh niên vui vẻ, hòa nhã đã không “giấu nghề” hay vì chút mặc cảm nghề nghiệp mà tâm sự: “ngày cao điểm mình đánh được khoảng 40 đôi, ngày nào không có khách cũng không dưới 10 đôi. Mỗi đôi giày đánh xong bọn mình được 5 ngàn, tiền xăng xe chạy loanh quanh khu này ngày mất khoảng 7 đến 8 ngàn”. Nhưng vẫn giấu khi tôi hỏi về thu nhập: “Thu nhập thì ngày nọ bù ngày kia thôi”.
Tác nghiệp với chiếc mũ bảo hiểm vẫn đội trên đầu
Khá bất ngờ nên tôi không giấu nổi ngạc nhiên. “Có gì lạ đâu chị, chị cứ ra quán phở Ngọc gần nhà thi đấu thể thao Hải Dương thế nào cũng thấy một đội khoảng 5 người nữa. Chỗ đấy đông khách nhất”- một anh tâm sự. Phần lớn trong số họ đều ăn bữa trưa ở nài để còn tranh thủ đi kiếm khách ngay.
Thêm một đồng nghiệp đánh giày nữa tới
Tâm sự thêm với mấy người làm trong quán cafe Memory gần đó, tôi được cho biết: “Một ngày 150 ngàn ăn thua gì, họ nói dối đấy, cậu kia mới xây được cái nhà 3 tầng to tướng kia kìa”- chị quản lí vừa nói vừa chỉ ra người thanh niên đang đứng nài quán.
Xã hội ngày càng phát triển, người ta càng có quan niệm về nghề nghiệp thoáng hơn. Đánh giày bây giờ không còn là nghề “độc quyền” của trẻ em đường phố, không còn là “nghề riêng” của những người phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh để kiếm từng bữa ăn. Với sự trợ giúp của phương tiện đi lại, người ta hoàn toàn có thể xác định cho mình môt “hướng đi” khác còn “ thưa đất cạnh tranh”.
Phạm Thanh Hương
Lớp Truyền hình 28a1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Truyền hình 28a1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận