Cơ cực nghề phu đá: Kỳ 2- Chủ thầu bỏ mặc, chính quyền xã thờ ơ
(Sóng Trẻ)- Không phải ngẫu nhiên mà người dân thôn Đông Sơn (Yên Lâm, Yên Định, Thanh Hóa) lại đổ tại cái số gây ra cái chết cho những người phu đá. Vì họ biết rằng họ cũng chẳng thể kêu ai nài kêu…ông trời.
Xã nghèo đói , trụ sở UBND to như Doanh trại Quân đội
Tại xã Yên Lâm có “hai thứ to” mà người dân lấy làm đặc biệt. Đó là trụ sở UBND xã to không kém Doanh trại Quân đội. Hai là dinh cơ ‘’biệt thự kép’’ của Bí thư Đảng Uỷ kiêm Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân xã Yên Lâm. Câu hỏi đặt ra là tại sao ở một vùng đồi núi nghèo đói của Thanh Hóa, khi người dân phải bán máu để đi làm đá kiếm thu nhập lại có thể chịu chi “70 tỷ” để xây Ủy ban ? Và một ông Bí thư kiêm Chủ tịch xã lại có dinh thự không kém gì đại gia?
Chuyện khó hiểu lại thành dễ hiểu vì bản thân ông Thái – Bí thư kiêm Chủ tịch xã đang sở hữu hai ngọn núi và có các công xưởng của mình tại đấy. Thêm nữa, từ nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa và huyện Yên Định có chủ trương giao núi cho xã quản lý. Chính vì lẽ đó xã hoàn toàn có quyền bán hoặc cho đấu thầu các ngọn núi. Người dân cho biết, giá của một quả núi được đưa ra rao bán là 20 tỷ đồng. Một con số vô cùng lớn. Thế nhưng một chủ thầu hoàn toàn có thể thu về được 100 tỷ đồng sau 4,5 năm khai thác. Một mặt xã có tiền, mặt khác chủ thầu có lợi nhuận. Chỉ khổ những người ở giữa đó là người dân và phu đá.
Trụ sở UBND xã Yên Lâm được xây dựng với kinh phí 70 tỷ VND
Bất chấp tính mạng con người nhằm thu lợi nhuận. Các chủ thầu hoàn toàn không quan tâm đến số phận, công việc của công nhân. Họ làm việc theo hình thức vắt chanh bỏ vỏ. Công nhân không được ký hợp đồng hoặc có hợp đồng cũng chỉ là để đối phó với thanh tra Sở Tài nguyên Môi Trường tỉnh Thanh Hóa. Công nhân làm việc hết sức lao động thì sa thải, không phụ cấp, không bảo hiểm.
Chủ thầu vô trách nhiệm, chính quyền xã cũng vô cùng thờ ơ. Người dân thôn Đông Sơn đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền xã về việc các bãi đá nổ mìn gây chấn động đến nhà cửa, đất đá văng vào nhà và hoa màu, nhưng chính quyền xã vẫn lờ đi. Thậm chí khi có người chết, các chủ thầu và công an xã cũng ‘’chỉ đạo’’: Không được tiết lộ ra bên nài. Chính vì thế dù vấn nạn này đã xảy ra nhiều năm nhưng thông tin đã bị bưng bít, tỉnh không có cách nào xử lý được.
Ngay tại mỏ đá của ông Thái cũng đã từng xảy ra hai vụ tai nạn làm ba người chết. Khi liên hệ phỏng vấn với ông Thái, ông Thái chủ động từ chối gặp mặt. Mặc dù người dân cho biết ông Thái chiều nào cũng lái ô tô riêng ra ủy ban ngồi …đánh cờ.
Căn biệt thự kép của Bí thư kiêm Chủ tịch xã Yên Lâm
Bất chấp tính mạng phu đá, chủ thầu mặc sức kiếm tiền
Cách khai thác đá được áp dụng tại các mỏ đá thuộc huyện Yên Định mà người dân quen gọi là khai thác ‘’hàm ếch’’. Kiểu khai thác này vô cùng nguy hiểm nhưng lại đem lại lợi nhuận rất lớn. Người phu đá sẽ đánh mìn tại chân núi, đánh đến một nửa thì ngọn núi có hình dạng như cái hàm ếch, cứ thế đánh sâu vào. Khi chân ngọn núi bị khoét vào sâu, ngọn núi không đứng vũng, đất đá sẽ sạt lở và gây nguy hiểm cho công nhân cũng như người dân.
Theo cách làm an toàn mà sở TNMT Thanh Hóa (Tài nguyên Môi trường) yêu cầu các chủ thầu phải thực hiện đó là phải khai thác từ trên xuống thay vì khai thác từ dưới lên kiểu hàm ếch. Cách khai thác này an toàn nhưng chi phí cao do phải làm đường lên đỉnh núi mà đánh đá dần xuống dưới. Chính vì thế cách chủ thầu mới tìm cách ‘’lách luật’’ mỗi đợt thanh tra, đó là cho một, hai cái máy cẩu , máy xúc trèo lên đỉnh núi giả vờ khai thác đá. Nhưng thực chất vẫn là khai thác kiểu hàm ếch. Cách đối phó này trớ trêu lại do chính ông chủ tịch xã nghĩ ra.
Một cái chết của người phu đá được các chủ thầu định mức 70-100 triệu đồng và tuyệt nhiên không hề có cái gọi là bảo hiểm. Chủ thầu ở đây luôn lờ đi việc đóng bảo hiểm cho người lao động, còn người lao động cũng chưa bao giờ làm việc mà có bảo hiểm. Nài việc được nhận lương cứng hàng tháng thì những người phu đá không được các chủ thầu trợ cấp thêm bất cứ một khoản gì như tiền thưởng, bảo hiểm hay hỗ trợ chi phí điều trị khi bị tai nạn lao động. Họ cũng đã quen với công việc này mà không có đồ bảo hộ lao động hay tổi thiểu nhất chỉ là một cái khẩu trang.
Anh Đăng Bình ( 33 tuổi ) cho biết: “Vừa rồi, ông Thường ở dưới nhồi bị dây đá cắt cổ, vụ đó 2 người nhưng họ giấu không ai biết. Họ làm hợp đồng giả, ví dụ những người mới vào công ty anh làm thì họ làm gì có hợp đồng. Cho nên giả dụ có bị tai nạn thì làm gì có trong sổ sách gì, bảng chấm công hủy đi, làm một bảng khác, coi như là bình thường, chả vấn đề gì, như chưa có gì xảy ra. Ký như vậy thôi nhưng hợp đồng mình không được cầm, biết là bên A một bản, bên B một bản, mình đòi hỏi nhưng mà bây giờ họ làm thì chủ, giám đốc họ không đứng ra họ làm mà là kế toán làm. Khi kế toán làm xong, mình hỏi họ bảo chờ để bên giám đốc ký đã, nhưng mình cũng không hỏi đến nơi, giờ hỏi bảo còn nữa nhưng mà chắc chắn vẫn cấp.’’
Cũng theo lời anh Bình : “Cứ tính thế này, mỗi năm anh làm ở dưới được một tỷ mà nếu lên trên anh chỉ được 1 đến 2 trăm nghìn thôi. Nó chênh lệch quá lớn, cho nên nó mới sinh ra đánh gầm đánh cống. Nghĩ một mạng người không bằng một cục đá của hắn. Trong khi đó một quả núi bao nhiêu đá như vậy. Đúng thật sự như vừa rồi công ty mình khai thác một lô đá cho tây ấy, đúng thật sự mạng người không bằng một cục đá. Cho nên nó biết (nguy hiểm) mà vẫn khai thác chỗ đó. Nó có tiền nên xác định chết người đến 100 triệu cũng được, 120 triệu cũng xong, chết là hết. Cho nên cũng không trách được họ, đến như mình, lợi nhuận như thế mình cũng làm. Nghề làm đá để mà có lương tâm để mà làm thì không thể có được vì đồng tiền cái lợi nhuận quá cao chứ không phải mờ ảo nữa.’’
Giám đốc công ty Xuân Trường trước đi buôn lợn, buôn rau sau về thầu làm đá đến nay đã được 12 năm. Theo người dân thôn Đông Sơn tài sản của ông giám đốc này phải đến hàng trăm tỷ, trong đó có căn nhà 100 tỷ mới xây ở thành phố Thanh Hóa. Lợi nhuận khủng khiếp như thế cho nên các chủ thầu cũng không màng tính mạng của công nhân mà khai thác hàm ếch, khai thác ồ ạt. Xã Yên Lâm hiện đang quản lý 30 công ty khai thác đá, đây cũng là một món tiền khổng lồ làm mờ mắt quan chức địa phương.
Ông Trần Như Thảo- Trưởng thôn Đông Sơn, Yên Lâm trả lời phỏng vấn:’’ Số lượng người đi làm đá trong thôn nói chung là đông, làm đá thì tai nạn không thể tránh khỏi được, nói đúng ra như thế. Nó liên quan đến thuốc nổ rồi nhiều thứ khác nữa, chủ quan cũng có mà khách quan cũng có. Về tai nạn đá, tai nạn chết người ấy, ở thôn đây mất bốn trường hợp chết người. Vụ mới nhất là vụ công ty Tuấn Hùng, chết tám người, trong đó có một người ở thôn đây. Trước đây có mấy vụ nữa, vụ thì đá đè, vụ thì xe đè, nói chung là đi làm đá. Các hộ được công ty tạo điều kiện đền bù cũng đỡ một chút ít, nói thế chứ mất mát lớn, mạng người có đền thì cũng chả ăn thua gì, mạng người đền mấy cho nó vừa, nói thế rồi dần dần cũng nguôi nai đi thôi. Chính vụ chết tám người ấy, tôi cũng mất thằng em ruột đấy chứ, mình vì điều kiện đi làm ăn cũng không trông cậy gì cả. Mất một thằng em và một thằng cháu. Người tên Năm ở thôn này, bố tôi và bố chú ấy là hai anh em, con chú con bác. Mà bố đẻ ra ông Hùng và bố đẻ ra ông già tôi lại là hai anh em. Tôi với ông Hùng bề vai.
Lên đây đi làm đá, có thằng em tôi cũng vào làm thì không may xảy ra chuyện đó, cũng không biết làm thế nào được, tai nạn đá thì phải chịu. Bởi vì các ông ấy bất chấp lợi nhuận rồi các ông ấy cứ khứa đại ra đấy.’’
Vũ Ninh
ĐPT K34 A2
Cùng chuyên mục
Bình luận