Đinh Thị Huệ - nghị lực chiến thắng số phận của cô sinh viên năm nhất

(Sóng trẻ) - “Giấc mơ đại học của cô gái trẻ”… những dòng chữ tưởng chừng như đơn giản hiện thị trên dòng bảng tin Facebook của tôi, bất chợt không hiểu vì sao tôi lại kích chuột vào để đọc. Và bài viết đã khiến tôi lay động cảm xúc và những giọt nước mắt của tôi khẽ rơi. Những thắc mắc liên tục thôi thúc, buộc tôi phải tìm và gặp được em, người trong câu chuyện - cô gái Đinh Thị Huệ (1998). Và giờ đây em đang ngồi trước mắt tôi. 

Những trắc trở từ cuộc sống

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuộc huyện Cư Jut tỉnh Đăk Nông đầy nắng gió. Đây là vùng đất còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế. Em lớn lên trong một gia đình bố mẹ đều làm nông và nhà có năm chị em, Huệ là chị cả. Lúc Huệ bắt đầu học lớp 5 cũng là lúc mẹ lâm bệnh trầm cảm, kể từ lúc đó bố chính là trụ cột chính trong gia đình và phải bươn chải làm lụng để nuôi cả nhà, một tay bố nuôi mấy chị em khôn lớn. Bằng mọi nỗ lực học tập, mười hai năm đèn sách năm nào em cũng đều được giấy khen. 

e96ec0841_i_7075.jpg
Em Đinh Thị Huệ sinh viên năm nhất trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Năm 2016 em đậu hai trường Đại học là Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại học Văn hóa tổng hợp TP.HCM. Em quyết định chọn Hà Nội là nơi để gửi gắm những ước mơ của mình. Nhưng trớ trêu thay,  một tháng sau khi nhập học cũng chính là lúc em nhận được tin bố bị ung thư dạ dày nặng. Nguyên do của bệnh có lẽ xuất phát từ sự vất vả của một người đàn ông phải chăm lo cho cuộc sống, cho gia đình và cho các con, làm lụng “chân lấm tay bùn” quanh năm suốt tháng, đến khi đổ bệnh lúc nào không hay…Huệ chia sẻ: “Khi em mới ra Hà Nội thì rất háo hức với một môi trường mới, một thành phố mới, em mới đi được một tháng thì bố em mổ, sau đi tái khám bác sĩ nghi là bố bị ung thư dạ dày. Lúc đấy em cảm thấy buồn quá, và lo không biết bố ở nhà như thế nào rồi, trong đầu em nghĩ biết làm thế nào bây giờ đi học thì làm sao có tiền, vừa muốn học vừa muốn nghỉ .Một thời gian sau bố em vào Sài Gòn để chữa bệnh thì em đã suy nghĩ là em phải về chắc chắn là em phải về. Nhà các em còn nhỏ mà em lại là là chị cả”

Hành trình bước đến giảng đường của em chưa kịp bắt đầu thì em đã phải dừng lại. Em phải nghỉ học và quay trở về để chăm sóc cho bố, điều ấy đã khiến cho em phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với những bạn đồng trang lứa. 
Một năm trôi qua với rất nhiều biến cố, em chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ được quay trở lại giảng đường đại học. Trong lúc khó khăn chồng chất khó khăn, tưởng chừng như em sẽ không còn cơ hội nào để quay lại Hà Nội học tập nữa thì cuối cùng những điều kì diệu đã đến với em. Em được nhà trường tạo điều kiện để quay lại giảng đường và miễn học phí cho một năm đầu, nài ra em được một công ty cổ phần dược phẩm Việt Nam tạo công việc làm thêm.

Hành trình song song - đến giảng đường và đi làm thêm

Khi tiến hành trò chuyện cùng em, ngồi trước mắt tôi bây giờ là một cô gái có dáng người nhỏ nhắn nhưng hoạt bát nhanh nhẹn, gương mặt tròn trịa và ánh mắt đầy rạng ngời. Có mấy ai biết hằng ngày, cô gái nhỏ bé ấy vẫn đều đặn đi  quãng đường  mất 4 tiếng cả đi cả về bằng xe bus để vừa đi học vừa tranh thủ đi làm thêm trang trải cho cuộc sống sinh hoạt và học tập. 

Huệ mới ra đây nhập học lại được 3 tháng, vì không có phương tiện cá nhân nên hằng ngày em vẫn phải di chuyển bằng xe bus từ Cổ Nhuế đến Nguyễn Trãi rồi đi bộ vào Khương Trung làm thêm, trưa em lại đi bộ từ Khương Trung ra Nguyễn Trãi để bắt xe bus sang Học viện Nông nghiệp học xong em lại bắt xe bus về Cổ Nhuế. Lịch trình quen thuộc của em là ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng và về nhà lúc 8 giờ tối, sau đó em mới nấu ăn tối và chuẩn bị cơm cho ngày mai đi làm sớm.

Khi tôi hỏi em hằng ngày vẫn phải đi một quãng đường xa như vậy, cộng thêm việc đi bộ vào chỗ làm em có thấy mệt không ? Em nhìn tôi và chững lại mấy giây như đang dồn nén lại cảm xúc, em đáp lại tôi bằng giọng buồn buồn: “Có chứ chị, có hôm đi nhiều quá, tối về lúc ngủ em bị chuột rút, mệt và đau lắm chị à”.

Quá trình để em đến với giảng đường đại học quả thực là một chặng đường dài đầy gian nan. Tôi thấy em đi nhanh hơn và tiến xa hơn những bạn trẻ thông thường quen hưởng thụ và có lối sống phụ thuộc. 

Khát vọng vươn lên thay đổi cuộc đời

Chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng việc đi làm chiếm mất một nửa thời gian thì em lấy thời gian đâu để học hành, Huệ bật mý rằng hằng ngày quãng thời gian khoảng 1 giờ đi đến chỗ làm hoặc chỗ học, em lại tranh thủ mang sách đọc và ôn bài. Nài việc học trên lớn em còn đăng kí tham gia khóa học kĩ năng mềm cho sinh viên. Với em, trang bị thêm nhiều kĩ năng tức là đang giúp ích cho công việc sau này của mình.

Khi được hỏi về động lực nào đã khiến em quyết định quay trở lại Hà Nội và tiếp tục con đường tương lai phía trước của mình thì Huệ nói với niềm hy vọng rạng ngời trên gương mặt:  “Em muốn thay đổi cuộc sống của mình. Em nghĩ nếu không đi thì em phụ sự giúp đỡ của mọi người và hơn hết là em muốn nắm bắt cho mình một cơ hội để thay đổi tương lai thay vì ở nhà loay hoay với ruộng vườn, nương rẫy. Em không muốn trói buộc mình ở một nơi nào đó, em muốn đi và được học hỏi, được khám phá những cái mới”. 

Những chặng hành trình đã qua, Huệ luôn ươm trong mình những mầm hi vọng , ước mong bản thân học thật tốt, làm thật tốt, cố gắng hết sức trong khả năng của mình. Cuộc sống vô tình cho em những trở ngại nhưng em đã luôn tìm cách đón nhận một cách không tiêu cực và can đảm bước tiếp. Tôi thầm nghĩ ở đâu đó vẫn có những bạn trẻ đã dễ dàng chùn bước và từ bỏ ước mơ của mình chỉ vì một chút khó khăn. Tấm gương của Đinh Thị Huệ đã minh chứng rằng khi ta cố gắng hết mình, thành công sẽ đến với ta. Đứng trước những khó khăn, có kẻ chùn bước, có kẻ bước tiếp nhưng phần thưởng sẽ dành cho người dám chinh phục thử thách và tất nhiên con đường bước tới thành công không bao giờ trải đầy hoa hồng.

Trong cuộc đời mỗi người không ai có quyền được lựa chọn cho mình một nơi lý tưởng để sinh ra, một gia đình hạnh phúc hay một cơ thể lành lặn. Nhưng mỗi người lại có quyền lựa chọn cho mình cách sống. Và em – Đinh Thị Huệ đã lựa chọn sống một cuộc đời như những bông hoa hướng dương, hướng về phía mặt trời - nơi mở ra cho em một chân trời mới đầy hi vọng.
Nguyễn Ngọc BI34A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN