Du Yến Linh Từ - Đền thờ nữ tướng Ngọc Loan Công Chúa Quốc Mẫu Đại Vương

(Sóng trẻ) – Tọa lạc tại xã Chí Thanh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, đền Du Yến hay còn gọi là Đền Mẫu, là nơi linh thiêng thờ Công chúa Ngọc Loan được người dân cung kính và tôn sùng. Với lối kiến trúc tinh xảo cùng bề dày lịch sử, ngôi đền trở nên nổi tiếng và thu hút rất đông du khách thập phương đến tham quan trong các mùa lễ hội hằng năm. 

Sự tích Ngọc Loan Công Chúa

Đền Du Yến được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993, thờ Ngọc Loan công chúa, tương truyền là một nữ tướng tài ba của Hai Bà Trưng. Bà có tên thật là Nguyễn Thị Hạnh (còn gọi là Hạnh Nương), do tài sắc hơn người nên bà được gọi là công chúa.

Bà Hạnh sinh ra và lớn lên tại Trang Bổng Châu – Tiên Châu, năm 26 tuổi bà tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, được phong làm “Trưởng lĩnh tiền quân”. Với cương vị ấy bà đã cùng các tướng sỹ giúp Hai Bà Trưng đánh thắng  quân xâm lược Đông Hán giành quyền tự chủ cho đất nước ( năm 40- 43). 

Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng toàn thắng, “Trưởng lĩnh tiền quân” Nguyễn Thị Hạnh được phong là Ngọc Loan công chúa gần gũi giúp việc Trưng Vương. Ở triều được tròn một năm thì bà Hạnh xin về quê hương viếng thăm cha mẹ và họ tộc, làm lễ tổ tiên, bà thăm lại khu Bổng Châu nơi có Đền Sinh và chùa Thiền Lâm. 

bc2bbe89d__mg_5536.jpg

 Du Yến Linh Từ - Đền thờ nữ tướng Ngọc Loan Công Chúa Quốc Mẫu Đại Vương

Kiến trúc của ngôi đền

Lúc mới được khởi dựng, Đền Du Yến chỉ là một ngôi miếu thờ nhỏ và trải qua 2000 năm tu sửa và xây dựng lại mới có ngôi đền khang trang như bây giờ. Kiến trúc của đền Du Yến gồm tòa tiền tế 5 gian, hậu cung 3 gian, xây cổng, hành lang đúc thêm chuông và tôn tạo khu vực đền thâm nghiêm, cổ kính.

bc2bbe89d__mg_5550.jpg

Ngôi đền mang vẻ đẹp thâm nghiêm cổ kính

 Năm 2003 đền Du Yến được trùng tu lại toà tiền tế 5 gian, hậu cung 3 gian như hiện nay. Trong đền còn giữ được nhiều di vật quí như: Ngai thờ, kiệu bát cống, đồ chấp kích, bát bửu... 

Đặc biệt toà chính cung còn giữ được bộ tượng thờ gồm: Tượng  bà Hạnh ở giữa cao 0,5m  ngồi thiền trên bệ đầu đội mũ vương miện dát vàng hình cánh  sen, mình mặc áo cà sa với nhiều nét mềm mại, hai tay để trên đùi dáng khoan thai bệ vệ mà uy nghiêm. Tượng có khuôn mặt trái xoan, mắt lá dăm mày lá liễu lộ rõ vẻ tinh anh, cổ cao ba ngấn,  miệng  mỉm cười độ lượng. Hai bên tượng bà Hạnh là hai pho tượng võ tướng nữ được tạo dáng đẹp cân đối, phía trước tượng hai võ tướng là hai thị tỳ đứng hầu, bên trái bệ tượng có một pho tượng vệ sỹ, cả 6 pho tương đều được tạc bằng chất liệu gỗ thể hiện được rõ nét  nghệ thuật điêu khắc gỗ của những nghệ nhân dân gian .

bc2bbe89d__mg_5562.jpg

Bên trong của gian tiền tế 

Nài ra bên phải nhà tiền tế còn thiết kế riêng một gian nhà dành cho khách thập phương. Trong gian nhà có bàn gỗ trạm khắc tinh xảo, khéo léo cùng đầy đủ ấm trà, bình trà để phục vụ khách du lịch.

bc2bbe89d__mg_5545.jpg

Gian nhà dành để tiếp khách

Một điểm đặc biệt nữa của ngôi đền này đó là 2 bên xung quanh ngôi đền có 2 đầm sen lớn. Vào mùa hạ, hoa sen nở hoa khoe sắc hồng thắm cả đầm sen, tỏa hương thơm ngào ngạt. Người dân đem hoa sen về để thắp hương, thờ cúng hay lấy hạt sen để chế biến thành các món ăn. Nhiều du khách đến đền đã mua hoa và hạt sen về để làm quà cho bạn bè và người thân trong gia đình.

Lễ hội

Lễ hội đền Du yến từ xưa đến nay vẫn là lễ hội được tổ chức lớn nhất vùng, hàng năm có nhiều ngày lễ theo xuân, thu nhị kỳ trong đó có 03 ngày lễ chính :
- 15 tháng giêng: Ngày  hội quân
- 15 tháng hai: Ngày sinh thần
- 10 tháng giêng: Ngày mất của thần
Ngày 15/Giêng cũng là ngày hội lớn được tổ chức long trọng nhất, tương truyền là ngày Hạnh Nương tuyển chọn trai tráng trong trang Bổng Châu, tập hợp binh sỹ, mở tiệc khao quân để khích lệ quân sỹ. Tế cáo  trời đất, rồi kéo quân về yết kiến Hai Bà Trưng. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ ngày 14 đến 16 tháng giêng.
Ngày 14: chủ tế cùng đoàn tế đại diện dân làng làm lễ cáo tế (báo cáo việc tế lễ tại đền), đồ lễ đều là chay.
Ngày 15: lễ chính gồm lễ tế - rước kiệu và múa tiên.
Ngày 16: lễ tất (báo cáo việc lễ đã xong)

Việc chuẩn bị cho lễ hội được chuẩn bị rất công phu và có sự tham gia rất đông của người dân địa phương cũng như du khách thập phương.

Các lễ hộ gợi cho mỗi con người nhớ về nguồn cội, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, để mỗi chúng ta cảm thấy biết ơn các vị anh hùng của dân tộc đã dũng cảm đứng lên để bảo vệ đất nước, đem lại cuộc sống thái bình như hiện nay.

Bài và ảnh: Thanh Nga – BMĐT K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật4 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN