“Gã Dư ngông” và cuộc đời bên “thư viện già”

(Sóng trẻ)- Đó là biệt danh mà nhiều người đặt cho chủ hiệu sách cũ 180 bà Triệu bởi phong cách sống cũng như phong cách bán sách “ngông” không thể trộn lẫn vào đâu giữa phố thành nhộn nhịp.

Ai đã có dịp một lần ghé chân vào hiệu sách cũ 180 Bà Triệu thì không thể quên không gian hiệu sách cũ gần 40 năm và phong cách bán sách không giống ai của ông Lương Ngọc Dư. Trong hiệu sách được mệnh danh là “thư viện già”, sách được xếp chồng lên nhau tầng tầng lớp lớp cao đến tận sát trần nhà. Các lối đi nhỏ hẹp, san sát chỉ đủ lách thân người. Đầu sách đa dạng, phong phú, nhiều cuốn thậm chí trông còn rất lạ lẫm khó hiểu vì là sách cổ xưa quý hiếm.
 
5ab0f5e57_i_0850.jpg
Sau mấy thập niên tồn tại, những cuốn sách mang đậm dấu ấn hoài cổ


5ab0f5e57_i_0832.jpg
Bìa sách bong tróc, mờ, nhiều cuốn phải lấy bút dạ ghi tên sách để phân biệt cuốn này với cuốn kia

5ab0f5e57_i_0836.jpg
Dấu vết thời gian in hằn lên từng trang sách cũ

Điểm đặc biệt mà ắt hẳn ai đến mua sách cũng bất ngờ với phong cách bán sách của ông. Không bao giờ ông cho phép khách hàng tự lục lọi tìm sách mà ông luôn hỏi khách cần gì ông sẽ đích thân lấy. Ông tâm niệm bất cứ ai đến đây đều phải có mục đích rõ ràng, cụ thể trước chứ không thể đến cho vui, tìm sách một cách hời hợt. Mặt khác sách của ông hiều cuốn quý, hiếm nhưng nhiều khi khách hàng sơ ý làm rách, hỏng thì không biết kêu ai.

5ab0f5e57_i_0808.jpg
Lão "ngông" luôn tự hào: “Hiệu sách của tôi không phải lớn nhất nhưng ở đâu không có sách gì đến 180 Bà Triệu tôi đảm bảo có hết.”

5ab0f5e57_i_0820.jpg
Sách xếp tầng tầng, lớp lớp lên tận sát trần nhà khiến bất cứ ai bước chân vào cũng có cảm giác choáng ngợp
Khách lạ có thể chưa quen, nhưng khách quen thì không những thấy rất tiện lợi mà họ còn kính nể, thán phục trí nhớ và sự sắp xếp tài tình của ông. Đây cũng là một trong những cách ông giữ gìn “kho báu” của mình vì ông hiểu giá trị của chúng nên “có bán cũng phải bán cho người thực sự cần và hiểu được giá trị sách mình mua”, ông nói. 

c637ab305_i_0804.jpg
Sách được chất kín lối đi, ai muốn qua phải lách người


c637ab305_i_0816.jpg
Không gian với diện tích 10m2 khiêm tốn nhưng có tới 7- 8 dụng cụ hỗ trợ đắc lực như thế này

Vốn xuất thân từ 1 kĩ sư xây dựng nhưng hoàn cảnh thời bao cấp khó khăn, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng trên vai nên ông Dư quyết định mở hiệu sách cũ để kiếm sống. Đối với ông, cái nghề này đã chọn mình cũng là cơ duyên. Ông chia sẻ hàng ngày được sống cùng sách đó là niềm hạnh phúc. Những cuốn sách tuy có độ lùi về thời gian nhưng những giá trị nội dung tư tưởng, bài học làm người, cách đối nhân xử thế thì sâu sắc, thấm thía, khác hẳn với nhiều tác phẩm, cuốn sách “ mì ăn liền” đọc một lần quên ngay như hiện nay. 

Giới trẻ ngày nay cũng chẳng mấy mặn mà khi cầm sách đọc mà lên mạng tìm cho nhanh theo ông đó cũng là quy luật của cuộc sống. Ông không lên án hay phê phán về điều này, “gã ngông” tâm niệm ai biết giá trị sách cũ thì sẽ tìm được những giá trị chân thiện mỹ để hoàn thiện mình hơn.

c637ab305_i_0801.jpg
Hiệu sách 180 Bà Triệu là địa chỉ quen thuộc với những người yêu và quý trọng những giá trị tinh hoa được cất giữ trong từng trang sách cổ

Nhiều nhà văn hóa nổi tiếng trước khi qua đời đều gọi ông đến để trao cho ông những cuốn sách mà cả đời họ tâm huyết vì họ biết những cuốn sách của mình khi đến tay ông Dư sẽ được bán cho những người thật sự trân quý nó. Đối với ông Dư đó là sự tin tưởng, là “trọng trách” cao đẹp và ông có sứ mệnh hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của những người sắp sang thế giới bên kia.

Một vài người nói ông “chém” giá sách bởi có những cuốn ông bán với giá vài chục nghìn đô nhưng đối với ông tiền không thể đong đếm hết những giá trị mà sách mang lại, sách là vô giá, chẳng thể nào định mức cụ thể như món hàng nài chợ. Chỉ có những người biết đến giá trị thật sự của sách thì sẽ không bao giờ kêu than đắt rẻ.
c637ab305_i_0828.jpg

Gần 40 năm gắn bó, ông Dư tâm sự: “Làm nghề này phải có niềm đam mê, phải sống trọn với nghề. Nếu mở hiệu sách với mục đích kiếm tiền hay mở cho vui, hời hợt thì sẽ chẳng bao giờ tìm được những giá trị tinh túy mà sách mang đến, chẳng “thấm” được cái hay mà các truyền nhân đi trước lưu giữ trong những sách cổ”.


Dương Nhung

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN