Giải Báo chí QG 2011: "Nhiều tác phẩm chất lượng"

(Sóng Trẻ) - Kỷ niệm 87 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ VI đã được long trọng tổ chức vào tối 21/6. Nhân sự kiện này, Sóng Trẻ đã cuộc phỏng vấn TS. Trần Bá Dung - Phó Trưởng ban thường trực Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban thư ký Tổng hợp Hội đồng giải Báo chí Quốc gia.

   
Xin chào ông!

Trước tiên xin cảm ơn ông đã nhận lời tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Thưa ông, xin ông cho biết tiêu chí chấm giải của giải Báo chí Quốc gia năm nay có gì khác so với những năm trước?


Trước hết tôi phải nói rằng là giải Báo chí Quốc gia năm nay là giải được tổ chức lần thứ 6, năm 2011, tức là đã qua 6 mùa giải. Tiêu chí tuyển chọn tác phẩm dự giải năm nay về cơ bản vẫn giống như mọi năm. Thứ nhất, các tác phẩm phải đặt yêu cầu về nội dung, yêu cầu về hình thức thể hiện.

Các tiêu chí vẫn không có gì thay đổi, ví dụ như về nội dung, tác phẩm phải phản ánh được những sự kiện những tình hình kinh tế xã hội chính trị trong nước trong năm. Phải phản ánh được, về mặt nghiệp vụ một cách sinh động nhất, có sức thuyết phục nhất đối với công chúng.

Tuy nhiên cũng vẫn có những nét riêng, mỗi năm thì có một điểm nhấn mạnh. Như năm 2011, thì phải phản ánh được những hoạt động trên các lĩnh vực của đời sống để bắt đầu triển khai nghị quyết đại hội lần thứ XI của Đảng: Tiếp tục thực hiện việc Học tập và Làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trước đây thì gọi là Cuộc Vận động, từ năm 2011, chỉ thị 03 của Bộ Chính trị chuyển thành Tiếp tục Học tập và Làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đấy là những tiêu chí hơi riêng một chút trước của năm 2011 so với những năm trước.

Còn như tôi đã nói, tác phẩm phải phản ánh được những sự kiện tiêu biểu của đất nước, ví dụ như là tình trên mặt trận sản xuất có những khó khăn gì. Lạm phát, tình hình suy thoái kinh tế có ảnh hưởng đến Việt Nam như nào. Sự nỗ lực của các doanh nghiệp cũng như nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân để mà vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng và thực hiện nghị quyết 11 của Chính phủ đầu tháng 2/2011: Kiềm chế lạm phát và cố gắng vượt qua khó khăn của nền kinh tế.

Vậy ông đánh giá như thế nào về chất lượng của các tác phẩm tham gia giải Báo chí Quốc gia năm nay?

Năm nay cũng phải nói rằng tôi cũng vừa ở trong Hội đồng Chung khảo của giải Báo chí Quốc gia, vừa là Trưởng ban Thư ký tổng hợp giải, quán xuyến việc chấm giải ở 8 tiểu ban, tức là 8 loại giải của Hội đồng Sơ khảo. Tất cả những tác phẩm chúng tôi đều phải đọc và quan tâm.

Năm nay chúng ta có tổng cộng 1268 tác phẩm, một số lượng tác phẩm rất lớn, cả phát thanh, cả truyền hình, cả báo mạng điện tử, cả báo viết, cả báo ảnh. So với những năm trước - 5 mùa giải trước thì năm 2010 là nhiều nhất. Đó là bởi vì 2010 là năm đặc biệt có nhiều sự kiện quan trọng của cả đất nước, đời sống chính trị có nhiều sự kiện hơn và do đó có nhiều tác phẩm hơn là chuyện bình thường. Nhưng cũng chỉ hơn năm nái được mấy chục tác phẩm thôi. Như vậy năm 2011 là năm rất cao, 4 mùa giải trước thì đều có dưới 1000 tác phẩm.

Đánh giá chung, không chỉ của riêng tôi mà của cả hội đồng sơ khảo cũng như của hội đồng chung khảo qua hai vòng chấm là chất lượng của các tác phẩm dự giải năm 2011 so với năm trước thì giữ được mặt bằng không thấp hơn. Tuy nhiên chưa có những tác phẩm thực sự quá xuất sắc, thật sự xuất sắc vượt trội. Nhưng không có tác phẩm yếu kém, không có tác phẩm trung bình, nói chung đều đạt ngưỡng chất lượng cao.

Tuy nhiên không phải nói như thế nghĩa là chất lượng mỗi năm đều đi lên, cũng có những lĩnh vực, loại tác phẩm trong 8 loại giải, có những loại giải có ít tác phẩm và chất lượng không đều. Tuy nhiên cả hội đồng đều đánh giá các tác phẩm năm nay đều giữ được đà, đạt chất lượng.

Thứ hai là đối với các tác phẩm của báo chí địa phương, năm nay thì hội đồng chung khảo đánh giá chung là có những sự vượt bậc về chất lượng, đặc biệt là báo hình.

Thưa ông, được biết năm tới báo mạng sẽ chính thức tham gia cơ cấu giải, vậy ông đánh giá như thế nào về chất lượng của báo mạng Việt Nam hiện nay?

Tôi cũng phải thông báo một tin vui luôn đối với những người làm báo mạng và những người quan tâm đến giải báo chí. Theo điều lệ giải từ đầu năm 2006 tới nay, nghĩa là năm bắt đầu thực hiện giải Báo chí Quốc gia, thì tất cả sáu mùa giải vừa rồi thì giải cho báo điện tử không có giải riêng, các tác phẩm báo điện tử được xét chung theo thể loại. Ở cái lĩnh vực nào thì xét lĩnh vực đó, ảnh thì xét vào ảnh báo chí, bài phóng sự - điều tra thì xét vào báo in, nếu là video clip có nội dung như phóng sự ngắn truyền hình thì xét vào giải truyền hình. Tác phẩm báo điện tử xét chung vào trong các loại hình báo chí khác.

Và sau 5 màu giải thì hội đồng giải báo chí quốc gia đã họp và có những cái thảo luận, đặc biệt là tiếp thu ý kiến của công chúng và của các nhà báo chuyên nghiệp nước ta; ý kiến của những cơ quan báo chí cũng như là bản than hội đồng cũng thấy là phải có những điều chỉnh. Hội đồng giải báo chí quốc gia đã họp trong đợt chấm giải vừa rồi và có quyết định là từ mùa giải thứ 7 tức là giải năm sau dành cho những tác phẩm của năm nay. Sẽ có giải riêng cho báo điện tử, bình đẳng với báo in, báo hình, báo nói và ảnh báo chí.

Đấy là một tin vui, một sự đánh giá, một quyết định của hội đồng chung khảo mà tôi cho là hết sức phù hợp với thực tiễn phát triển của nền báo chí.

Hiện nay khi nói đến báo mạng điện tử Việt Nam thì người ta thường hay nghĩ đến là giật gân và câu khách, vậy ông đánh giá như thế nào về nhận định này và ông có lời gì muốn nhắn nhủ đến những người làm báo mạng hiện nay và những sinh viên đang theo học chuyên ngành báo mạng điện tử không?

Thực ra cái đánh của của ai đó hoặc của đánh giá của một vài bài báo nào đó nói rằng báo mạng điện tử hiện nay cũng bị cái tình trạng giật gân, câu khách tôi cho cũng vừa đúng nhưng mà cũng không đủ. Không riêng gì báo mạng điện tử mà kể cả báo in, báo giấy hẳn hoi cũng có những cái tin bài rất giật gân, câu khách. Như vậy chúng ta không thể đổ cái tội giật gân, câu khách chỉ có báo mạng điện tử.

Tuy nhiên cái mặt đúng ở chố là báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mới và được sự tiếp đón của công chúng, một mức độ tiếp đón tăng nhanh hơn so với các loại hình báo chí khác. Bản thân là vì nó mới, thứ hai là nó tiện dụng, rất tiện. Bất cứ ai cũng có thể vào mạng và truy cập được. Cái thứ ba là ưu thế của nó là cái sự đăng tải nhanh, ngắn gọn, có cả tiếng, có cả hình, có cả chữ. Hơn nữa nó rất là tiện với người sử dụng nếu truy cập và kết nối được internet.

Chính vì thế cho nên báo mạng điện tử cũng có những cái tác động tích cực nhưng cũng có những mặt tiêu cực của nó. Nếu một cái tin không tốt, một cái tít giật gân, câu khách mặc dầu nó cũng giống như báo in thôi, nhưng chỉ cần có một cái tít giật gân câu khách, chỉ cần có một cái gì đấy hot trên báo mạng điện tử thì cái sức lan truyền trong công chúng nó rất nhanh và chính vì thế mà người ta đánh giá nó có khi là có tác hại hơn cả báo in. Đấy là sự thật.

Còn về sự thật thứ hai là báo mạng điện tử có “giật gân, câu khách” hay không. Tôi cho ai nó thế là cũng đúng. Rõ ràng báo mạng điện tử hiện nay, chúng ta không vơ đũa cả năm, nhưng có những trang báo mạng điện tử của chúng ta không làm đúng chức năng của mình. Thậm chí là còn copy, lấy lại tin của người khác, xào xáo biên tập lại, xào xáo lại, rút ra một cái tít theo kiểu của mình mặc dầu ruột, nội dung là của người khác.

Và muốn cho nó khác đi thì đành phải rút một cái tít thật khác đi, khác đi ở chỗ có thể là thêm thắt vào hoặc là bớt đi, đổi cách nói làm cho nó có vẻ như giật gân, nó hot hơn ở trên mạng thì điều đó tôi cho là điều không tốt.

Thứ ba nữa là bản thân báo mạng điện tử nó không có lỗi, lỗi là lỗi ở người làm, lỗi ở những người làm báo điện tử chứ không phải lỗi của báo mạng. Báo mạng là một ưu thế và một loại hình tích cực, một loại hình tương lai. Thậm chí người ta còn phán đoán là báo giấy sẽ diệt vòng và sẽ chỉ có sự lên ngôi của báo mạng.

Tôi không nghĩ như vậy, báo giấy vẫn có cách tồn tại của nó, nhưng báo mạng có cái ưu thế của nó là vừa là một loại hình báo chí thứ 4, vừa là tích hợp của cả 3 loại hình báo chí khác, cả báo in có thể có trên báo mạng, truyền hình cũng có trên báo mạng, phát thanh đương nhiên là có trên báo mạng. Vậy thì nó không có lỗi gì cả.

Việc có những tờ báo mạng, có những trang báo mạng, những chuyên trang báo mạng làm cho nó giật gân câu khách, đấy là cái lỗi của người làm. Và có lẽ nguyên nhân cơ bản là muốn để câu view, muốn tăng lượt người truy cập bằng cách là phải rút cái tít thật giật gân mặc dầu nội dung nó không đến mức phải giật gân như vậy. Đây là lỗi của người làm, và điều đấy là có thật.

Và thậm chí người ta còn nói rằng báo mạng thì có những cái rất không tốt cho nhiều lớp công chúng, đặc biệt là trẻ em và những người tuổi trẻ, thì việc rút tít, việc giật tít, việc chú thích ảnh, việc đưa những hình ảnh mang tính chất khơi gợi, gợi dục, kích động chính trị, tâm lý xã hội là không nên. Và thậm chí là đưa những hình ảnh nó hơi rùng rợn, mô tả những vụ án hết sức chi tiết ly kỳ cũng là không nên. Tôi nói không nên thôi.

Đặc biệt là người ta cho rằng báo mạng bị lá cải hóa, nói như thế cũng là đúng, tức là đưa những tin tầm phào, tin đồn nhảm, tin không xác thực, tin nó vặt vãnh, nói theo nghĩa đấy tức là báo lá cải. Những tin không được kiểm chứng nhưng vì muốn được nhiều người truy cập nên vẫn cứ đưa lên mạng.

Kể cả anh ghép của bài nọ sang người kia thì cũng không nên. Đặc biệt là những người không hề được phỏng vấn nhưng vẫn được đưa lên mạng và có ảnh hẳn hoi. Phải nói là không được chứ không phải là không nên.  Pháp luật không cho phép như vậy.

Và cuối cùng phải nói điều nữa đó là các bạn đang học báo mạng điện tử cứ yên tâm. Người ta nói như vậy là một chuyện nhưng bản thân nó, như ban đầu tôi nói, là loại hình báo chí mang tính ưu thế trong đời sống và trong hoạt động báo chí. Rõ ràng nó không thay thể được tất cả những loại hình báo chí khác nhưng có điều có ưu thế hơn.

Thế nên tôi cho rằng những người học báo mạng điện tử cứ yên tâm, vẫn nên tranh thủ cái thời điểm này, khi mà báo mạng phát triển tốt như vậy. Thứ hai là phải học cách làm báo đa phương tiện, nếu không học cách làm báo đa phương tiện, không biết quay phim, chụp ảnh, không biết biên tập ảnh, không biết biên tập video clip, không biết viết, làm clip cho một cái tin, một báo điện tử, không biết lấy tư liệu, v.v... thì rõ ràng không làm báo điện tử được. Những điều đó các bạn có thể học được ở trong trường nhưng cần phải học cả kinh nghiệm của những người làm thực tế.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông ngày hôm nay và nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam, xin chúc ông dồi dào sức khỏe và xin chúc cho giải báo chí quốc gia ngày hôm nay thành công rực rỡ.

Tôi cũng chúc các bạn phóng viên tương lai và phóng viên đã làm báo trong trường rồi: cố gắng thâm nhập, đi sâu vào hoạt động báo chí của đất nước, để mà học tập kinh nghiệm thực tiễn nâng cao hiểu biết lý luận của mình hơn.

Nhóm PV Sóng Trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN