Giao lưu văn hóa truyện tranh Đức - Việt
(Sóng Trẻ) - Tối 14.5, tại Viện ethe (Hà Nội) đã tổ chức buổi giao lưu đối thoại về văn hóa truyện tranh Đức-Việt cùng hai họa sĩ nổi tiến đếng từ hai đất nước: nữ họa sĩ Line Hoven và họa sĩ Nguyễn Thành Phong.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm "Truyện tranh, Manga & Co – Văn hóa truyện tranh Đức mới", hội thảo đi sâu phân tích những nét mới và những khuynh hướng tiêu biểu của truyện tranh 2 nước trong thời điểm hiện nay.
Nét tương đồng của 2 nền văn hóa
Có thể thấy, điểm gặp gỡ giữa truyện tranh Đức và Việt là sự phản ánh cuộc sống thường nhật một cách thông minh và mới mẻ theo suy nghĩ chủ quan của tác giả. Nó cũng có thể tái hiện những sự thật lịch sử, chuyện đời tư của tác giả hay thái độ ứng xử của giới trẻ hiện nay.
Họa sĩ Line Hoven (nài cùng bên phải) và họa sĩ Nguyễn Thành Phòng (nài cùng bên trái).
Truyện tranh Đức, Việt cũng như nhiều nước đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của truyện tranh Manga của Nhật: Doremon, Dran Quest, Conan,…
Những tác phẩm của họ có thể được gọi bằng những cái tên như comic, truyện kể bằng tranh hay tiểu thuyết đồ họa. Các họa sĩ đã nỗ lực làm mới các khả năng kể chuyện của ngôn ngữ bằng hình ảnh, nhằm thoát khỏi khuôn mẫu chật trội của truyện tranh, tìm kiếm những hình thức thích dáng với từng câu chuyện.
Truyện tranh Đức, Việt qua góc nhìn tác giả
Với Line Hoven, điểm đặc biệt là các tác phẩm của cô được khắc họa trên tấm giấy được làm từ chất liệu đặc biệt bởi các con dao trổ nhỏ. Người xem có thể liên tưởng tới loại hình nghệ thuật tranh khắc gỗ.
Một tác phẩm của họa sĩ Line Hoven.
Ý tưởng độc đáo này được nảy sinh từ một vị giáo sư khi cô du học. Những nét vẽ trắng trên nền giấy đen có sức cuốn hút, kích thích sự tò mò của người đọc. Nội dung có thể là câu chuyện đời tư của Hoven hay những sự kiện trọng đại như sự sụp đổ của bức tường Beclin và sự phân chia Đông Đức, Tây Đức.
Nguyễn Thành Phong có thể được coi như một gương mặt tiêu biểu của truyện tranh Việt Nam. Anh đã sáng tác 2 bộ sách tranh nổi tiếng Sát thủ đầu mưng mủ (2004) và Orange (2010) dành cho lứa tuổi học đường. Sau đó, anh chuyển sang vẽ truyện tranh về những câu chuyện trong cuộc sống. Những tác phẩm của anh thể hiện góc nhìn hài hước có phần châm biếm về những sự thật đã và đang diễn ra: ngày tận thế,xe chính chủ, quy định đội mũ bảo hiểm…
Một tác phẩm của họa sĩ Thành Phong về tình trạng nghe điện thoại khi tham gia giao thông.
Đặc biệt, họa sĩ Nguyễn Thành Phong đã đưa ra những ý kiến đánh giá của mình về truyện tranh Việt Nam. Theo anh, thị trường truyện tranh Việt Nam khá nhỏ mặc dù đối tượng tiếp nhận truyện tranh khá nhiều. Đa phần truyện tranh trong nước vẫn là truyện nhập nại, được dịch từ nước nài.
Cũng theo anh, từ trước đến nay, nhiều người quan niệm, truyện tranh không phải nghệ thuật, chỉ dành cho thiếu nhi. Nó có tính giáo dục, răn dạy thế hệ trẻ những bài học dễ thương. Nhưng thật sự, đó chưa phải là một quan điểm toàn diện.
Với sự phát triển nhanh chóng của Internet, các tác phẩm truyện tranh có cơ hội được phổ biến rộng rãi hơn tới công chúng. Do đó, độc giả hoàn toàn có thể hi vọng vào sự những bước tiến xa hơn nữa của truyện tranh Đức, Việt nói riêng và truyện tranh thế giới nói chung.
Nguyễn Huệ
Lớp Báo mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận