Giáo sư Phạm Minh Hạc: “Cống hiến là sự tự khẳng định mình cao nhất”

(Sóng Trẻ) - “Cái cao nhất là tự khẳng định mình, nhưng không phải bằng cách khoe khoang mà là cống hiến” - đó là tâm sự của Giáo sư - Viện sĩ (GS-VS) Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, một người suốt đời theo đuổi “giá trị con người”, dù đã ở tuổi 77 nhưng vẫn miệt mài với những công trình nghiên cứu khoa học cho nước nhà.

                                                          0816925b0_nguyenhac.jpg

                                               GS-VS Phạm Minh Hạc tại nơi làm việc của mình

Được biết ông sớm là một nhà nghiên cứu khoa học về tâm lí con người. Vậy thì điều gì đã đưa đẩy ông đến với con đường chính trị?


Thật ra lúc còn nhỏ tôi không có ý nghĩ xa xôi rằng sau này mình sẽ trở thành một chính trị gia. Năm 14 tuổi tôi đã bỏ học làm chân đánh máy cho huyện ủy Kim Bảng – Hà Nam và trở thành thành viên của hội tuyên truyền xung phong của huyện. Ngày đó tôi cũng rất thích diễn thuyết trước đám đông nên hay đi nghe các phiên xử ở tòa.

Nghĩa là phẩm chất chính trị của ông bắt đầu từ đó?

À không! Nói chung đơn giản là tôi thích diễn đạt hay và chỉ mong sau này trở thành người có học hàm, học vị như giáo sư là thích. Còn sau này được đề bạt nên cứ làm thôi.

Điều đó có nghĩa là con đường đến với chính trị của ông là một sự may mắn?

Tôi rất may mắn được Đảng và Nhà nước cho đi học đầy đủ và được “sử dụng”

Ông có hay tin vào số phận không?

Cụ Nguyễn Du cũng từng nói rằng “chữ  tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Nhưng thật ra tôi không tin vào số mệnh lắm.Vì ngày trước tôi có nghiên cứu về lí thuyết hoạt động con người khẳng định mỗi người tự tạo nên số phận mình bằng hoạt động của chính mình. Như thế nghĩa là không có số mệnh.

Đó là về mặt lí thuyết khoa học, nhưng về mặt tâm linh thì ông có nghĩ khác?

Tất nhiên trong cuộc sống có nhiều điều khó mà lí giải bằng khoa học. Nhưng riêng với bản thân tôi chuyện có người âm phù hộ cho mình thăng quan tiến chức có lẽ là không. Đảng và Nhà nước cho tôi có cơ hội được đi học, đó là một ơn huệ rất lớn. Vì thế đã đến lúc tôi phải trả nợ cho dân, cho đảng. Tất nhiên tôi nghĩ tôi cũng khá may mắn hơn nhiều người khác.

Theo ông thì thành tựu nào là lớn nhất trong sự nghiệp của bản thân ông?

Tôi chỉ muốn “trả nợ đời” bằng những việc có ích cho xã hội, chứ không nghĩ gì to tát rằng mình đã cống hiến rồi có thành tích, công lao như thế nào. Vì thế mà đến bây giờ tôi vẫn tiếp tục viết sách để giúp cho sinh viên, giáo viên, người nghiên cứu,… tham khảo nó như một tài liệu sống. Cũng giống như khi viết sách thì tôi chỉ mong những đóng góp này như hạt cát trong sự nghiệp xây dựng giáo dục Việt Nam.

Nếu như có người hỏi ông rằng làm chức bộ trưởng có phải là thành công lớn nhất cuộc đời ông không, ông nghĩ sao về điều này?

Nếu như nói về thành công thì có lẽ đó là những đóng góp về ý tưởng và khoa học. Tôi nghĩ là không nên nhìn vào chức danh mà đánh giá sự thành công của ai đó. Giống như Maslow đề ra thang nhu cầu cho rằng: “cái cao nhất là tự khẳng định mình”. Còn với tôi thì nó được đo bằng thang khác trong cuốn triết lí giáo dục, đó là cống hiến. Anh sống còn, hoạt động và cao nhất là cống hiến. Nếu có cống hiến có nghĩa là tự khẳng định mình cao nhất. Còn tự khăng định mình bằng cách khoe khoang, PR bản thân cũng là một cách. Trong xã hội vẫn có những người có chức vụ nhưng không có cống hiến hay cống hiến nhỏ, thậm chí là ngược lại.

Mỗi người đều có những “thần tượng” cho riêng mình, với ông thì ai là người có ảnh hưởng lớn nhất?

Từ lúc tôi là sinh viên rồi đến khi trở thành tiến sĩ và giữ nhiều chức vụ khác nhau thì giáo sư người Nga Luria – giảng viên khoa tâm lí học thuộc đại học Lomonoxop chính là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với tôi. Vị giáo sư này cũng là người sáng lập ra bộ môn tâm lí học thần kinh cho cả thế giới. ông có nhiều phẩm chất đáng quý mà nhiều người phải ngưỡng mộ.

Ông nhận thấy điêu gì ở người thầy của mình khiến ông kính nể?

Đó là sự tận tụy với công việc vì thế mà đến lúc cuối đời cụ vẫn miệt mài với những công trình nghiên cứu dở dang của mình. Ông cũng là người rất bao dung với mọi người, đặc biệt là với sinh viên. Luôn lắng nghe, hỏi han đời sống của học trò và cho những lời khuyên thấu đáo. Khiêm tốn cũng là điều mà cụ luôn khiến người khác phải kính nể. Chính vì thế mà khi còn đi học tôi nghĩ mình phải cố gắng phấn đấu được như thầy. Lí tưởng sống lúc đó của tôi là trở thành người dạy hay, có ích cho mọi người.

Đức tính nào mà bản thân ông đề cao trong cuộc sống?

Tôi tâm đắc nhất là câu “cần, kiệm, liêm, chính”, trong đó chữ cần là điều quan trọng. Cần ở đây là cần cù, chăm chỉ và  cũng không có một tài năng nào tự tỏa sáng nếu bản thân họ không thực sự cố gắng. Đáng nói như những  nhà bác học nổi tiếng Einstein, Các Mác, Lê Nin,.. hay như Bác hồ viết di chúc cũng phải đọc đi đọc lại 65 lần mới yên tâm.

Giữa một giáo sư Phạm Minh Hạc và một nhà lãnh đạo thì có khác gì không thưa ông?

Bạn bè thường trêu tôi giống nhà khoa học hơn là một nhà quản lí. Vì thế mà sự khắt khe của một nhà chính trị gia là không có, nhiều lúc dễ tính quá. Và có lẽ đôi khi đó lại là khuyết điểm của mình. Làm khoa học đòi hỏi tính chính xác cao độ còn làm chính trị đôi khi phải “thủ đoạn”. Tự bản thân tôi cũng thấy rằng mình rất hay tin người. Tuy nhiên khi làm việc thì rất nguyên tắc và công - tư phân minh.

Có bao giờ hai điều đó lại xung đột trong ông?

Có chứ! Tất nhiên mỗi người thì đều có những mâu thuẫn của mình. Đặc biệt là những người đảm nhận nhiều vai trò cương vị như tôi.

Bây giờ nếu có khả năng thay đổi điều gì đó thì ông sẽ làm gì đầu tiên?

Chắc là không có khả năng đó. Nhưng riêng với giáo dục thì trước giờ tôi chỉ có tâm nguyện là đủ trường lớp, đủ thầy đảm bảo về chất lượng, số lượng và mau chóng có bộ sách giáo khoa phổ thông tốt không có lỗi, phù hợp, không thừa những cái không cần và không thiếu những cái cần. Đó là điều mà tôi phải trăn trở rất nhiều dù đã “giải nghệ”.

Làm chính trị không thế tránh khỏi những lời thị phi đôi khi đó là một sự hiểu lầm, vậy thì ông đã ứng xử như thế nào?

Mình phải lấy cái “đường đường chính chính” mà sống. cũng giống như khi đua xe đừng đâm đổ xe ai và cũng đừng để ai đâm đổ xe mình, chỉ cần tiến tới các mục tiêu mà mình muốn. Bởi nếu ngã xuống đường thì không thể biết trước được mình còn đi tiếp được nữa hay không. Với những người như thế thì tôi gạt qua, nói một cách kênh kiệu là không “đếm xỉa” đến.

Cảm ơn những chia sẻ của ông!

Hiền Anh
Lớp Báo mạng điện tử K29


 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN