Bàn về kì thi Tốt nghiệp: Đừng làm học sinh sợ học

(Sóng Trẻ) - Trước ngày công bố danh sách 6 môn của kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2012 – 2013, Sóng trẻ đã có cuộc trao đổi với học giả Nguyễn Đăng Tiến, Nguyên trưởng phòng Lịch sử Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam về những khúc mắc xung quanh kì thi Tốt nghiệp nói riêng cũng như các vấn đề nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam nói chung.

cf7dc915a_i_4207.jpg

Học giả Nguyễn Đăng Tiến

Thưa ông, tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành công bố danh sách chính thức các môn thi trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2012 – 2013. Qua các kì thi tốt nghiêp trước đây, đã có nhiều ý kiến cho rằng các môn thi, hình thức thi của ta vẫn còn nặng lý thuyết, thiếu tính thực hành. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Học sinh Việt Nam vốn vẫn yếu về thực hành: đi thi Olimpic lý thuyết thì xếp thứ nhất nhưng sang phần thực hành lại trượt. Có tổ chức nước nài về tuyển người: trong 100 cử nhân bằng khá, giỏi chỉ tuyển được 02 người, mà lại tuyển theo diện “sẽ đào tạo lại”. Do đó, tôi thấy, ta cần tập trung cho việc thực hành trên lớp.

Về thi cử, tôi cho rằng: thi cử phải gắn chặt với mục đích thực sự của học tập, giáo dục – đó là đào tạo ra con người toàn diện. Do đó thi cử cần toàn diện. Học cái gì thì nên thi cái đấy, có thể là một số môn thi viết, một số môn thi vấn đáp. Các cấp dưới như tiểu học, ta chỉ nên kiểm tra thôi chứ không thi nhiều; chỉ thi chuyển cấp là đủ. Nội dung thi cử không nên đánh đố mà chỉ nên vừa phải, cốt là để kiểm tra xem học sinh học tập ra sao.

Giáo dục truyền thống phương Đông vẫn thường đề cao “văn ôn võ luyện” trong khi đó nội dung giáo dục hiện nay vẫn tập trung vào lý thuyết. Theo ông, có nên đưa các môn có tính thực hành cao như thể dục, công nghệ, tin học,… vào kì thi hay không? Nếu có, xin ông cho biết lý do ?

Do mục tiêu giáo dục toàn diện, các môn đó rất cần. Tôi nghĩ, vấn đề không chỉ nằm ở việc thi cử mà còn ở việc giáo dục, dạy dỗ trong nhà trường. Nhà trường cần nắm chắc mục tiêu đó (giáo dục toàn diện), chứ không phải học lỏi, học môn này bỏ môn kia, coi nặng cái này coi nhẹ cái kia.

Nài tin học, nại ngữ, các môn khác cũng quan trọng với học sinh: lịch sử, văn học –  đó là các môn có ảnh hưởng rất nhiều đến đào tạo nhân cách con người.

Cụ thể, việc lựa chọn môn học và nội dung học nên theo hướng như thế nào – theo ý ông ?

Tôi cho rằng có thể đưa vào nhiều môn học nhưng nội dung cần tinh luyện, không phải cái gì cũng đưa vào, trở thành gánh nặng cho học sinh, làm các em sợ học. Làm các em đến trường phải thấy vui vẻ chứ không phải sợ học. 

Các nước khác đều tiến hành phân luồng từ sớm, từ cấp 1, cấp 2; không phải ai cũng vào đại học; ai không vào đại học thì học nghề. Trong khi đó, hệ thống trường nghề của ta rất yếu, không có sự dạy nghề, liên thông được. Ta cần nhìn nền giáo dục toàn diện hơn, từ trên xuống dưới, tái cấu trúc giáo dục theo hình kim tự tháp, không bao giờ có chuyện tất cả cùng vào đại học được – như thế là quá sai lầm.

Trong các kì thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây, bên cạnh các môn thi bắt buộc như Toán, Văn, Anh… thì 2 môn Lịch sử, Địa lý cũng thường xuyên xuất hiện. Ông đánh giá thế nào về sự có mặt của hai môn này liên tiếp trong thời gian gần đây?

Tôi thấy, đây thực ra là một giải pháp mang tính “chữa cháy” của ngành giáo dục, sau khi nhận ra học sinh đã quá thiếu hụt kiến thức và đam mê với lịch sử. Học lịch sử chính là học về đất nước. Tại sao năm xưa hàng triệu thanh niên lại sẵn sàng rời ghế nhà trường, xông pha chiến đấu ? – Bởi vì có niềm tin !

Học sinh hiện nay đang học Lịch sử bởi vì nó là một môn thi, chứ không phải học vì hàng ngàn năm đất nước bị đô hộ, vì những trận chiến giành và gìn giữ độc lập... Các em không được cảm nhận không khí và xúc cảm đối với lịch sử. 

 Vậy ông có thể gợi ý cho các độc giả trẻ một giải pháp để học, ôn lịch sử hiệu quả hơn ? 

Tôi nghĩ trước hết thầy cô giáo phải cực kì nhiệt tình, truyền được cảm hứng cho các em, gương mẫu trước các em. Hai là ta phải làm thế nào phát huy được niềm đam mê của học sinh, để các em cùng làm việc với giáo viên, để bộ môn được sinh động. Nếu thầy cô chỉ lên lớp giảng, cho học sinh đọc chép rồi đi về mà không quan tâm xem các em có hứng thú không thì làm sao các em thích thú được. 

Tôi vẫn nhớ cách dạy – học sử của mình ngày xưa: Bài học dài 10 trang thì chỉ giảng gọn gàng trong 2 trang, chỉ yêu cầu các em nhớ các sự kiện chính và hiểu được ý nghĩa, giá trị của sự kiện. Sau đó, tôi phân nhóm cho các em để các em tự về nhà cùng nhau vẽ sa bàn mô tả chiến dịch. Một tuần sau mới tập hợp các nhóm, tổ chức cho các em tự trình bày lại sự kiện trước khách mời mời là các giáo viên, học sinh của cả trường nài. Dạy và học như thế, có khi sau 20 năm học sinh vẫn nhớ và cảm thấy được không khí hào hùng của lịch sử. 

Ông có nghĩ là sách giao khoa môn Lịch sử cần được đổi mới chứ ?

Vấn đề của nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu, nhiều học giả bàn tới. Cái ta cần là một sự thay đổi toàn diện. Đổi sách giáo khoa là chưa đủ được khi mà vấn đề đến từ cả hệ thống giáo dục: chất lượng giáo viên, chất lượng công tác đào tạo sư phạm, nội dung giáo dục, mức độ trung thực của giáo dục…

Với kiến thức, kinh nghiệm và tâm huyết của một người hơn 50 năm nghiên cứu giáo dục, ông có thể đưa ra một giải pháp góp nào đó góp phần giải quyết những vấn đề vĩ mô của nền giáo dục nước nhà ?

Những gì tôi đã chia sẻ phía trên chỉ là về nội dung học. Còn về nhà trường, cơ sở vật chất thì cần liên kết giữa trường với nhà máy, doanh nghiệp, thương nghiệp địa phương; chính họ cũng trở thành nhà giáo giúp các em thực hành; kết hợp nguồn lực nhà nước với ngân quỹ của địa phương, đóng góp cá nhân, của doanh nghiệp. Tóm lại là cần xã hội hóa giáo dục, để giáo dục thực sự thay đổi về chất !

Nguyễn Đăng Tiến – Nguyên Trưởng phòng Lịch sử Giáo dục, Viện khoa học giáo dục việt nam. Là tác giả của nhiều sách về giáo dục. Ông là chủ biên của cuốn lịch sử giáo dục Việt Nam trước CM T8/1945, đồng biên soạn các cuốn: Danh nhân giáo dục Việt Nam và thế giới, nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, khoa học giáo dục Việt Nam từ đổi mới cho đến nay hay là đồng tác giả của cuốn Từ điền bách khoa tâm lý giáo dục học Việt Nam

 


Ngọc Bích - Trí Công




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN