Hà Nội tiêm miễn phí vaccine Covid-19 cho người dân từ 18-65 tuổi

(Sóng trẻ) – Trong giai đoạn 2021 - 2022, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiêm vaccine Covid-19 cho đối tượng 2 là người dân từ 18 - 65 tuổi.

nhan-vien-y-te-dau-tien-tiem-vac-xin.jpg
Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại Hà Nội. (Ảnh minh họa - nguồn Internet)

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2022.

Kế hoạch nêu rõ, đối tượng triển khai tiêm chủng là đối tượng 1 (ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ). Cụ thể:

Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch gồm người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng, chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ phòng, chống Covid-19 dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên); lực lượng quân đội, công an.

Tiếp đó là các nhân viên, cán bộ ngoại giao làm việc tại Việt Nam và của Việt Nam được cử đi nước ngoài; cán bộ hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh…

Mục tiêu đề ra là có 95% đối tượng nguy cơ và người dân trên địa bàn Thủ đô được tiêm chủng đủ mũi vaccine phòng Covid-19.

Để triển khai kế hoạch này, Hà Nội huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng, bao gồm các sơ sở y tế trên toàn thành phố, cơ sở đào tạo về y tế để tổ chức chiến dịch tiêm chủng. Các đối tượng trên sẽ được tiêm miễn phí theo thứ tự ưu tiên.

Trong đó, theo lộ trình triển khai, thành phố sẽ tiêm cho đối tượng ưu tiên theo tiến độ cung ứng vaccine của Bộ Y tế. Sau đó, việc tiêm cho đối tượng khác (đối tượng 2) sẽ được triển khai trên cơ sở nguồn cung vaccine (nguồn nhập khẩu hoặc nguồn sản xuất trong nước).

Về công tác giám sát sau tiêm chủng, Kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi xảy ra sự cố tai biến nặng sau tiêm chủng phải thực hiện điều tra, báo cáo, xử lý trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, kinh phí tiêm vaccine được lấy từ nguồn Trung ương (kinh phí do Bộ Y tế mua vaccine và phân bổ cho thành phố). Kinh phí nguồn ngân sách thành phố gồm: Mua vaccine theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (ngoài phần vaccine do Bộ Y tế phân bổ theo từng giai đoạn); vận chuyển và bảo quản vaccine; hoạt động tập huấn; mua dụng cụ, vật tư tiêm chủng; hoạt động truyền thông…

Ngoài ra là nguồn tự nguyện chi trả của tổ chức, cá nhân và nguồn viện trợ, hỗ trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và nguồn vốn hợp pháp khác…

Nguồn: Tin tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN