Hầu đồng: Hiểu đúng và giữ những nét đẹp chuẩn mực của hoạt động văn hoá tin ngưỡng.

(Sóng trẻ) - Sau khi trở thành di sản văn hoá được UNESCO vinh danh, hầu đồng đã có vị trí nhất định trong hoạt động văn hoá tín ngưỡng của người Việt. Việc chúng ta cần làm là hiểu đúng về hầu đồng và ngăn chặn các hành vi lai tạp, biến tướng.

Hiểu đúng về hầu đồng

Không thể phủ nhận hiện nay trong xã hội vẫn còn có một bộ phận người dân vẫn còn mơ màng, chỉ nghe qua về hầu đồng chứ không thực sự hiểu rõ. Theo PGS. Đinh Hồng Hải (Giảng viên bộ môn Nhân học Văn hoá, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội): “Hầu đồng là một phần của tín ngưỡng thờ Mẫu, mang đặc tính biểu tượng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là một hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng có liên quan đến thuật phù thuỷ. Người thực hiện các nghi lễ lên đồng (ông đồng, bà đồng/cốt) là những người trung gian kết nối với các linh hồn.’’

Nài ra phó giáo sư Đinh Hồng Hải cũng chia sẻ việc hình thành nên các phủ thờ mẫu, các nghi lễ hầu thánh đá có sự tồn tài từ rất lâu rồi chứ không phải mới chục năm đổ về đây, và cũng phát triển rất hưng thịnh ở thời nước Đại Việt trước đó.

ecfd4bc94_a1.jpg
 
Một giá hầu đồng ( Nguồn: Internet)

Vai trò của các bà đồng hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của tín ngưỡng thờ mẫu. Những bà động tự nhận là “có căn đồng” hay một số người gọi là”tám vía”. Tuy nhiên trong thực tế ngày này không phải tất cả bà đồng đều có “căn đồng” một cách tự nhiên, có nhiều người đam mê và mong muốn được đi theo phục sự các thánh thần. Bà Vũ Thị Hồng Nga, một cô đồng cho biết: “Hiện nay có nhiều người dù không có lộc được thánh ban cho nhưng vẫn muốn theo hầu rất nhiều, trong giới chúng tôi thường gọi là “con đẻ” với “con rơi” là để phân biệt những người có căn đồng và những người không có căn đồng. Tuy vậy tất cả những người đã đi theo các thánh thì phải thành tâm, có thành tâm thì mới được các thánh phù hộ.” 
 
ecfd4bc94_a2.jpg

Bà Vũ Thị Hồng Nga trong một giá hầu 

Từ năm 1986 khi quá trình “mở cửa”  kinh tế và văn hoá của Việt Nam bắt đầu, cũng là sau gần một nửa thế kỷ “chống mê tín dị đoạn” một cách cực đoan đã tạo nên một làn giá mới cho đời sống tinh thần của người Việt. Đồng thời quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng được quy định trong Hiến pháp và được luật hoá đã trao cho người dân quyền khôi phục lại những gì đã bị phá bỏ trước đó. Theo phó giáo sư Định Hồng Hải chia sẻ: “Đặc biệt khi Nghị quyết TƯ 5 khoá VIII ra đời, nhấn mạnh đến vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, điều này giống như một “thượng phương bảo kiếm” để phục dựng và sáng tạo những tín ngưỡng truyền thống. Do vậy sự việc các hoạt động văn hoá như hầu đồng nở rộ cũng là điều tất yêú.”. Ông cũng cho rằng nhiều người Việt nhận ra đời sống tinh thần của họ, nhất là đời sống về tôn giáo, tín ngưỡng trước đây không được coi trọng nên giờ khi đã có cái nhìn mới và đầy đủ họ tìm về cội nguồn, tổ tiên. Đây không hề là một hoạt động của mê tin dị đoạn mà là một nhu cầu tất yếu của đời sống. Nài ra thoả mãn cơn khát tìm về cội nguồn thì hầu đồng, hay các hoạt động tín ngưỡng thờ mẫu, nhất là Mẫu Liễu còn góp phần giải toả lòng tự ti dân tộc của một bộ phận người Việt Nam bởi họ chưa từng có cho mình một “tôn giáo truyền thống.”

Biến tướng và lai tạp 

Tuy nhiên những cơ hội trên cũng có nguy cơ “đổ xuống sông xuống biển” vì một số hiệu ứng tiêu cực không ngờ đến. Theo phó giáo sư Đinh Hồng Hải: “ Tất cả những trào lưu “giao tiếp với người âm” vốn mô phỏng những lễ thức của tín ngưỡng lên đồng đã và đang được áp dụng vào đời thực một cách rầm rộ. Thông qua nhiều dịch vụ “nại cảm, gọi hồn, áp vong” nở rộ để giao luu với tổ tiên và người thân đã khuất. Vượt qua khỏi khuôn khổ của tín ngưỡng thờ mẫu, nhiều người còn áp dụng để tra kết quả số đề, chơi lô-tô, dự đoán chứng khoán vì tin rằng “người âm” có khả năng siêu phàm mà “người trần mắt thịt” không thể có được.Tuy những hoạt động này hoàn toàn mới và chủ yếu đều mô phỏng tín ngưỡng lên đồng nhưng dường như đã khiến cho cả xã hội “lên cơn sốt” vì đánh trúng vào cơn khát tìm hiểu thế giới “tâm linh”.”

Tuy vậy không biết thực hư như thế nào nhưng tiền mất tạt mang, nhiều người hoạt động kinh doanh trên tiền bạc mô hôi công sức của người khác. Theo bà Vũ Thi Hồng Nga “ Nếu người thực sự có tâm và theo hầu đồng thì một năm cũng chỉ nên đi hầu một đến hai lần trên một năm, vì một phần chi phí giá hầu rất tốn kém, mình phải dùng những đồng tiên sạch để thực hiện, đồng thời làm lạm dụng việc hầu đồng thì sẽ mất đi sự linh thiên của thánh Mẫu.”

ecfd4bc94_a3.jpg
 
Sự hoàng tránh hoá của nghi lên lên đồng

Hiện nay quả thực có rất nhiều người thấy nhu cầu “tâm linh” tăng cao tới mức không thể cân đong đo đếm, nhiều người hành nghề buôn bán các vật phẩm phục vụ tôn giáo và tín ngưỡng nhận ra đây là một “kênh lướt sóng” vô cùng có lợi mà ít bị thậm định hay thu thuế. Nài ra nghi lễ hầu đồng vốn chỉ mang tính biểu tượng ở thời xưa nay cũng bị lạm dụng, phô trương và hoành tráng hoá. Các phủ mẫu ngày càng được mở rộng và xây dựng mới để cạnh tranh với những chùa, tháp đang vươn cao bất chấp sự tốn kém khủng khiếp của nó trong một nền kinh tế còn nhiều khó khăn như Việt Nam.

Không chỉ có vậy nhiều bệnh lý về tâm thần vốn khó có thể chữa trị được bằng các phương pháp chữa bệnh thông thường thì nhiều người tìm đến các ông đồng bà cốt để chữa chị, lúc này căn bệnh của họ được cho là “bệnh âm”. Nhiều trường hợp chữa khỏi nhưng tât cả những kết quả đều chưa có công trình nghiên cứu y học tâm định. Chính lúc này đây, trong bối cành tranh tối tranh sáng của khoa học và “tâm linh” thì các hiện tượng văn hoá tín ngưỡng như hầu đồng đã bị biến tướng và trục lời. Cũng theo bà Vũ Thị Hồng Nga: “Tôi thấy giá của một lần lên đồng ngày càng tăng cao có khi lên tới tận vài trăm triệu, tôi thấy nhiêu khi là một sự lãng phí vì thực sự chỉ cần thành tâm là đủ.”

Bà cũng chia sẻ thêm nỗi lo lắng không của riêng bà và của nhiều người khác về tương lai của hầu đồng sau khi được UNESCO công nhận đó chính là nhiều người viện cớ đó để mở ra các phủ một cách đại trà, kinh doanh là chính điều này lâu dần sẽ mất đi giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Đề giải quyết được vấn đề biến tướng và lai tạp này thì quả thực là thách thức đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền, đã đến lúc nhà nước cũng phải can thiệp vào “thị trường” vô cùng sôi động này.Nhưng thực sự mỗi chúng ta cũng cần phải có cái nhìn đúng đắn về giá trị tinh thần của hầu đồng cũng như tín ngưỡng thờ Mẫu, trách để những người có nhu cầu trục lợi nắm bắt được tâm lý cũng như trách chạy theo sự xa hoa, lãng phí trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh.
 Mai Ly


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN