Khám phá Việt Nam qua con mắt người Ý
(Sóng Trẻ) - “Nếu chỉ xét theo số lượng trang thì một tuyển tập bài viết của các lữ khách Ý tại Việt Nam từ thời Marco Polo đến năm 1950 không kỳ vọng đóng góp được thêm nhiều nữa vào những gì mà những lữ khách người Pháp, Bồ Đào Nha hay Anh đã viết, nhưng nó hẳn sẽ cung cấp những cái nhìn độc đáo đầy thú vị.”
Trong khuôn khổ “Năm Italia tại Việt Nam” và Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ nại giao Việt Nam - Italia, Đại sứ quán Italia đã kết hợp cùng Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam xuất bản cuốn sách song ngữ Việt – Ý với tựa đề “Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam”. Lễ ra mắt cuốn sách đã diễn ra vào chiều ngày 26/3 tại Khán phòng Ngụy Như Kon Tum với sự tham gia của tác giả cuốn sách Mario Sica, ông Lorenzo Angeloni - Đại sứ đặc mệnh Toàn quyền Ý tại Việt Nam và giáo sư Nguyễn Quý Bính – Phó Trưởng khoa Quốc tế học, ĐH Hà Nội.
(Từ trái sang) Tác giả
Mario Sica, Đại sứ Lorenzo Angeloni và giáo sư Nguyễn Quý Bính giao lưu cùng
khán giả.
Tác giả Mario Sica nguyên là một nhà nại giao Ý tại Việt Nam. Trong nhiệm kỳ nại giao đầu tiên của mình ở đây, ông gặp một người con gái đặc biệt đã dạy ông tiếng Việt và sau này trở thành vợ của ông. Xuất phát từ sự gắn bó với đất nước và con người Việt Nam, ông đã sưu tầm, tìm kiếm những ghi chép, bút kí của các lữ khách người Ý (những nhà truyền giáo, nhà tự nhiên học, địa lý, các sĩ quan hải quân và cả những nhà văn lớn) từng đặt chân đến đây từ thời Marco Polo (cuối thế kỉ 13 – đầu thế kỉ 14) đến tận năm 1950 và tập hợp chúng lại với mong muốn đem đến cho độc giả một góc nhìn độc đáo và thú vị về thế giới Việt.
Tác giả - Đại sứ Mario
Sica.
So với số lượng những cuốn sách về Việt Nam của Pháp, Anh hay Bồ Đào Nha, kho tàng tư liệu của người Ý về đất nước châu Á này còn rất hạn chế và khiêm tốn. Tuy nhiên, giữa Ý và Việt Nam lại có một sợi dây liên kết rất chặt chẽ, đó chính là sự tương đồng về lịch sử và tính chất địa lý. Việt Nam và Ý có diện tích và dân số gần tương đương, cả 2 đất nước đều trải dài về mặt địa lí, có đường bờ biển khá dài, đều chia thành 3 miền Bắc – Trung – Nam với những đặc trưng tính cách riêng và đều thống nhất muộn hơn so với các nước láng giềng của mình. “Chính những điểm tương đồng đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hành trình khám phá Việt Nam của những lữ khách Ý, từ đó mang đến một cái nhìn độc đáo và mới lạ về Việt Nam, khác với những gì từng được thể hiện trong các cuốn sách trước đây của người Anh, người Pháp hay người Bồ Đào Nha” – tác giả chia sẻ.
Bìa cuốn sách “Những lữ
khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam”.
(Nguồn:
Hanoigrapevine.com)
Nói về những khó khăn trong quá trình thực hiện cuốn sách, tác giả cho biết: “Việc sưu tầm, tìm kiếm biên tập lại những bản thảo viết về Việt Nam từ cách đây hàng thế kỉ hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Trong những tài liệu được lưu lại từ thế kỉ 16, 17 có rất nhiều từ ngữ cổ và cái tên Việt Nam lúc đó cũng chưa xuất hiện nhiều, chủ yếu người ta chỉ biết đến Việt Nam với cái tên Đông Dương.”
Cuốn sách được mở đầu với những ghi chép ít ỏi của nhà thám hiểm Marco Polo về Quận Giao Chỉ, Đông Kinh, Quận Lu Lộc Màn và Vương quốc Chăm Pa. Trong những trang sách tiếp theo, độc giả sẽ được tiếp cận với rất nhiều ghi chép thú vị về muôn mặt đời sống của con người Việt Nam như trang phục, nhà cửa, lễ hội của người Đàng Trong; những phụ nữ ca hát, trang phục đàn ông, chè, thuyền buồm, đàm cưới… của người Đàng Nài…v…v…
Tác giả kí tặng sách
cho các độc giả trẻ.
Cuốn sách không chỉ là tài liệu quý
giá đối với những người đam mê lịch sử và văn hóa Việt Nam mà còn góp phần rất
lớn trong việc tạo sợi dây liên kết giữa 2 đất nước, đúng như lời của Đại sứ
Lorenzo Angelino đã tựa trên bìa cuốn sách: “Những
lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam có một chỗ đứng thật hiển nhiên
và ý nghĩa trong sự kiện kỷ niệm 40 năm quan hệ nại giao giữa Việt Nam và Ý.
Trong dịp này, khi tình hữu nghị giữa hai nước đã bén rễ bền chắc, cuốn sách nhắc
cho chúng ta một cách sống động những giao lưu đã có một thời và từ đó chuẩn bị
cho những giao lưu mới và những mối quan hệ bè bạn mới…”
Minh Hạnh
Lớp Báo mạng điện tử K.31