"Mốt" chữ Tây trong lòng người Việt

(Sóng trẻ) - Có một điều dễ nhận thấy trên những bảng hiệu ở các tuyến phố Hà Nội. Bên cạnh sự đa dạng về màu sắc, chủng loại, kiểu dáng, chúng còn đa dạng về… ngôn ngữ. Tình trạng lạm dụng tiếng nước nài, sử dụng tiếng Tây, tiếng ta lẫn lộn  đang ngày càng phổ biến và tràn lan. 

Ngang qua mỗi tuyến phố, chúng ta có thể bị “choáng ngợp” bởi hệ thống bảng hiệu giăng kín trên đường phố, nhưng có lẽ ta sẽ còn bị “ngợp” hơn với việc các chủ cửa hàng sử dụng lẫn lộn cả tiếng Việt lẫn tiếng nước nài. Những “shop”, những “salon” rồi những cái tên tây nghe lạ lẫm xuất hiện tràn lan trên các bảng hiệu ở những mặt tiền của những con đường.

Không chỉ ở đường lớn, những bảng hiệu tiếng Tây còn ngự trị trong những ngõ nhỏ, những hẻm sâu. Một cửa hàng quần áo với cái tên “shop MEN STYLE”, nài địa chỉ được viết bằng tiếng Việt ở một góc nhỏ của bảng hiệu thì tất cả những thông tin khác đều được viết bằng tiếng Anh. Thậm chí bảng hiệu không dùng “địa chỉ:…” mà dùng “add…”. 

927d762bc_4.jpg

Bảng hiệu lẫn lộn tiếng Việt, tiếng nước nài

Phải chăng những bạn trẻ  thích điều này vì họ là những người tiếp cận và hội nhập với ngôn ngữ mới nhanh nhất? Bạn Phương Thảo (sinh viên Đại học Luật Hà Nội) chia sẻ “Tôi nghĩ việc này là không nên vì nó không phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay. Tôi nghĩ là họ đang quá lạm dụng tiếng anh mà nó không mang một ý nghĩa gì cả”.

Phải chăng dùng tiếng Tây là sang trọng, là có nhiều khách đến hơn? Hay thực chất chỉ là sựsính nại? Một quán phục vụ đồ ăn nhanh ở đường Xuân Thủy- Cầu giấy nằm bên cạnh chợ sinh viên Nhà Xanh, có cái tên rất Tây "F2- chicken”. Tuy nhiên vào bên trong quán thì người ta  không thể  nghĩ là quán ăn này phục vụ cho đối tượng là những ông khách Tây. Quán được dựng lên bằng một khung sắt, được che chắn bằng tấm tôn và vải bạt nhưng trong thực đơn lại có 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung quốc. 

Theo PGS. TS Trần Thị Trâm (giảng viên môn Văn học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền): “Sử dụng nại ngữ là cần thiết nhưng phải đích đáng, phải hiểu biết về giá trị nại ngữ thì sử dụng nó mới có hiệu quả. Đồng thời phải có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chỗ nào cần tiếng dân tộc thì phải dùng tiếng dân tộc. Sử dụng tiếng tây ở các biển hiệu bây giờ thành cái mốt, có cái mốt cần thiết, có cái mốt không cần thiết”.

a5aaec0b5_anh_4.jpg

Những dòng chữ tiếng Anh nơi cả chủ và khách đều là người Việt Nam

Theo điều 34 Luật quảng cáo, một bảng hiệu đúng quy định phải có những nội dung sau: tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có), tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, địa chỉ, điện thoại. Việc thể hiện chữ viết trên bảng hiệu lại được quy định tại điều 18 của luật này như sau: trong các ấn phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu, tên riêng băng tiếng nước nài hoặc từ ngữ đã được quốc tế hóa, không thể thay thế bằng tiếng việt. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước nài trong cùng một quảng cáo thì khổ chữ nước nài không được quá ¾ khổ chữ Việt và phải đặt bên dưới khổ chữ Việt…

Những dòng chữ “sale off”, “up to” vẫn ngang nhiên tồn tại ở nơi mà cả chủ và khách đều 100% là người Việt Nam. Phải chăng những người Việt đến đây mua hàng phải biết tiếng Anh thì mới có thể biết cửa hàng này đang có chương trình giảm giá?

Liệu cái mốt ấy sẽ tồn tại được bao lâu? Hay nó sẽ bị đào thải như lời  PGS.TS Trần Thị Trâm “những cái không hợp lí, những cái phi lí nó sẽ bị đào thải” hay như quan niệm của nhà thơ Trần Đăng Khoa: “cái còn thì vần còn nguyên, cái tan thì tưởng vững bền vẫn tan”.

                                                                                                 Vũ Vân
                                                                                        Truyền hình K32A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN