Khát khao về một mái trường công cho trẻ tự kỉ

(Sóng trẻ) - Theo số liệu thống kê của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, trên thế giới, tỷ lệ trẻ được phát hiện và chẩn đoán tự kỷ gia tăng một cách đáng kể theo thời gian.  Tuy nhiên việc đầu tư trường học, chuyên môn giảng dạy, trị liệu cũng như nhiều vấn đề khác vẫn chưa được quan tâm đúng mức khiến nhiều phụ huynh phải tự bơi giữa “bể khổ”.

  Ở Việt Nam, chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc hội chứng tự kỉ. Nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2004 -2007 cho thấy: số lượng trẻ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004 – 2007 so với năm 2000.

Thực tế, trẻ tự kỷ đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như: đi lại, sinh hoạt, vui chơi... và cả học tập. Cùng với đó, môi trường để cho các trẻ hòa nhập với cộng đồng là rất hạn chế, một môi trường để các trẻ có thể học tập, để Trẻ hưởng các quyền mà các em xứng đáng được nhận lại càng hạn chế hơn. Hiện tại, đã có trường Nguyễn Đình Chiểu cho trẻ khiếm thị, đã có trường Bình Minh cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và trường Xã Đàn cho trẻ khiếm thính. Giống như các đói tượng trên, việc xây dựng trường học cho trẻ tự kỷ này hoàn toàn càn thiết và hoàn toàn có khả thi.

0bf1b9ec4_tre_1.jpg

Lớp tự kỷ - Làng trẻ Hòa Bình – Thanh Xuân

Gian nan giúp trẻ đến trường

Việc tìm được trường chịu nhận dạy trẻ tự kỉ cũng là một cuộc chiến. Trước khi vào trường Sao Mai, chị Thương (Minh Khai – Hà Nội) đã phải 5 lần chuyển trường cho con. Ở trường nào, con đi học vài bữa chị cũng nhận được cuộc điện thoại đề nghị nên đến mang con đi vì “bé không thể hòa nhập”.

Nhiều cô giáo mầm non không hiểu biết, cứ coi các em tự kỷ như thể học sinh bỏ đi, là nỗi phiền muộn. Nhiều cô tốt muốn giúp đỡ thì lại bị phụ huynh của các em khác phàn nàn vì họ không muốn con mình học chung với “trẻ không bình thường”. Ngay cả khi bé tự kỷ có cô giáo kèm riêng đi theo, tình hình cũng chẳng khá hơn.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ trẻ tự kỷ đi học ở trường mầm non là khá thấp, ở lứa tuổi này phần lớn trẻ tự kỷ chưa được đến trường. Bên cạnh đó, giáo viên hiện nay đang dạy hòa nhập ở trường mầm non còn hạn chế trong sự hiểu biết về Hội chứng tự kỷ, không qua đào tạo chuyên biệt nên việc thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn.

Ở nước ta, mặc dù đã có quy định của Bộ GD&ĐT về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật, nhưng thực tế hiện nay, nhiều trường mẫu giáo và tiểu học từ chối không nhận trẻ tự kỷ, thậm chí chối bỏ cả những em bị tự kỷ nhẹ khiến cho các trẻ tự kỷ mất cơ hội được hòa nhập, còn cha mẹ có trẻ tự kỷ lại thêm nỗi nhọc nhằn và lo lắng khi con đến tuổi đi học.

Hành trình tự “cứu” lấy con

Cách đây vài năm đã có không ít phụ huynh của trẻ tự kỉ viết tâm thư gửi lên các nhà lãnh đạo với mong muốn con em mình được đối xử bình đẳng như các dạng khuyết tật khác, các em cần phải đến trường, cần có môi trường để hòa nhập, để được giáo dục…Trong một thời gian dài, các phụ huynh đã đề nghị rất nhiều, đơn thư chồng chất nhưng vẫn chưa có gì biến chuyển.

Không thể mòn mỏi chờ đợi chính sách và sự quan tâm từ phía Nhà nước, các  bà mẹ có con mắc hội chứng tử kỉ đã tự tìm lấy cách cứu con của mình.  

Ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh để tìm một trường dành cho trẻ tự kỉ đã khó, tìm một trường còn khó hơn. Rất nhiều phụ huynh khăn gói lên các thành phố lớn với hi vọng tìm được trường cho con nhưng cuối cùng một phần phải thuê nhà ngay bên cạnh trường con học để chăm sóc con hàng ngày. Phần còn lại bỏ về quê vì chi phí quá lớn và không đủ khả năng trang trải.

Bà Đỗ Thúy Nga, từng là bác sĩ được tiếp xúc và chứng kiến cảnh phụ huynh gặp khó khăn trong việc tìm trường học cho trẻ tự kỉ. Vì vậy ngay sau khi về hưu bà đã lập ra Trung tâm Hi Vọng (Kim Mã, Hà Nội) với mong muốn trút bỏ phần nào gánh nặng cho trẻ và phụ huynh về nỗi lo tìm trường.

0bf1b9ec4_tre.jpg
 
Bà Đỗ Thúy Nga – Giám đốc Trung tâm Hy Vọng phát quà cho các bé.

Mặc dù các phụ huynh đã có thể tìm ra phương án tạm thời để cứu lấy con mình nhưng một thực tế bất cập đáng lo ngại lại được đặt ra đó là các trường tư thục, dân lập được mở ra nhiều nhưng kiến thức kĩ năng và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên giảng dạy còn hạn chế. Phần lớn họ không nắm được phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỉ, đội ngũ giáo viên chuyên sâu về lĩnh vực này còn hạn chế.

Nhu cầu xã hội về nuôi dạy trẻ tự kỷ là điều tất yếu. thiết nghĩ, nhà nước nên đưa ra chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và ban hành bộ giáo trình dành riêng cho việc can thiệp, nuôi dạy trẻ tự kỷ; đào tạo chuyên sâu và có chế độ đãi ngộ phù hợp cho những giáo viên dạy những trẻ này…để trong lòng mỗi người cha, người mẹ có con bị tự kỉ không canh cánh nỗi lòng.


Nhóm sinh viên
Vi Giang - Diệu Linh – Bích Vân
Thùy Linh – Nguyễn Tuyết








Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN