Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – Điểm đến văn hoá đặc sắc đất Cảng
(Sóng trẻ) - Nhắc tới các di tích lịch sử của huyện Vĩnh Bảo (tỉnh Hải Phòng) người ta không thể không kể đến khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - một quần thể kiến trúc cổ kính, trang nghiêm nằm giữa cánh đồng rộng và thoáng đãng. Nơi đây thực sự là một điểm đến văn hoá đặc sắc của du khách thập phương khi đặt chân lên mảnh đất Cảng – Hải Phòng.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, các môn sinh kính trọng ông đã tôn là Tuyết Giang phu tử. Ông nổi tiếng là nhà thơ, nhà giáo, nhà hiền triết, “cây đại thụ” trong nền văn học nước nhà thế kỷ XVI.
Ông được sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc, là cháu nại của quan Thượng thư Nhữ Văn Lan dưới triều Lê Sơ, cha mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những người “văn tài học hạnh”. Năm 1527, Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế, ông tiến hành hai khoa thi nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa đi thi, chỉ đến khi vua Mạc Đăng Doanh lên ngôi, cho thi hành một số chính sách tốt, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới quyết định đi thi. Trải qua 3 kỳ thi là thi Hương, thi Hội và thi Đình, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đều đỗ đầu và dành được học vị cao quý là Trạng Nguyên, lúc ấy cụ 45 tuổi. Sau khi đỗ đạt, cụ được vua Mạc trọng dụng và bổ nhiệm những chức vụ quan trọng. Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan được 8 năm, sau khi hai vua Mạc qua đời, chúa nhỏ là Mạc Phúc Hải lên ngôi, triều đình bất ổn, gian thần thâu tóm triều chính, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ lên xin chém 18 loạn thần (trong bản án đó có cả thông gia và con rể của cụ) để trừ hại cho dân cho nước. Nhưng rất tiếc bản sớ đó không được vua Mạc chấp thuận và cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cáo quan trở về quê. Sau đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho xây cầu Chiều Xuân, dựng quán Am Bạch Vân để dạy học. Tương truyền rằng, ngôi đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện nay được xây dựng trên nền quán Am Bạch Vân xưa.
Trong lời kết của “Nguyễn Công Đạt phả ký”, Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân đã thốt lên rằng: “Ôi! Trong thiên hạ có nhiều vua chúa và người hiền. Những người ấy lúc sống thì vinh, lúc chết thì hết nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đến nay cũng được 7, 8 đời, gần thì sĩ phu, dân thường chiêm ngưỡng như núi Thái Sơn, như sao Bắc Đẩu"; còn xa thì sứ nhà Thanh là Chu Xán nói rằng “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”, tức là nói tới lý học ở nước Nam chỉ có thể kể đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Hiện nay, câu nói “An Nam lý học” trong đền thờ chính là trích từ câu nói đó của sứ nhà Thanh.
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm toạ lạc tại thôn Trung Am, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng. Mảnh đất này cũng chính là quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc sinh thời. Theo các tài liệu nghiên cứu lịch sử, khu di tích được xây dựng gồm 9 hạng mục: Tháp bút Kình Thiên – biểu tượng cho tài năng và học vấn của Trạng trình; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước là hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất; bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lí Học”; nhà trưng bày các hiện vật liên quan tới thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ Nguyễn Văn Định – thân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm - ở phía sau đền; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000 m2; chùa Song Mai; nhà Tổ có thờ bà Minh Nguyệt (vợ thứ của Trạng Trình); di tích Quán Trung Quân nằm bên bờ sông Hàn, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.
Điểm đặc biệt trong toàn khu di tích này là vườn tượng với những bức tượng bằng đồng, có kích thước như người thật. Khu vườn tượng tái hiện lại cảnh nhân dân trong làng vui mừng ra đón Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi cụ trở về quê hương. Du khách đến đây không chỉ cầu học hành mà còn thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ với tài đức của người thầy, nhà tiên tri lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam.
Khu vườn tượng tái hiện cảnh dân làng vui mừng chào đón cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về quê
Theo chính sử, đền thờ Trạng Trình được xây dựng ba lần, lần thứ nhất vào năm 1586. Sau khi quan Trạng mất được một năm, nhà vua có cấp cho dân sở tại ở đây 3000 quan tiền và 100 mẫu ruộng để nhân dân lập đền thờ cúng. Tự tay vua Mạc đã đăng biển treo giữa đền với dòng chữ “Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng từ”, có nghĩa là quan Trạng Tể tướng dưới triều Mạc. Trải qua thăng trầm của lịch sử thì ngôi đền không còn nữa. Đến năm 1735, dân làng ở đây nhớ tới công đức của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nên dựng lại một ngôi đền để thờ cúng, ngôi đền đó không rõ đổ nát từ bao giờ. Hiện nay chỉ còn một tấm bia đá ghi lại số năm xây dựng đền và một số người có công xây đền. Ngôi đền hiện nay được xây dựng vào thời Nguyễn, tức năm 1928 với kiến trúc theo kiểu chữ Đinh gồm có 5 gian tiền đường, 2 gian hậu cung.
Đền thờ chính – nơi thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nài các đền thờ, miếu, tượng, nằm trong khu di tích còn có nơi lưu giữ những tư liệu về thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Một số tư liệu liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được trưng bày trong khu di tích
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là điểm đến không chỉ của người dân Hải Phòng mà còn thu hút đông đảo du khách gần xa, đặc biệt vào dịp lễ hội (ngày 23 tháng 12). Người dân đến đây nài để thắp hương tôn kính bậc thầy, bậc tiên tri lỗi lạc của lịch sử dân tộc còn để hiểu, chiêm nghiệm và tưởng nhớ đức hạnh của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các em học sinh tới đây mang theo những ước vọng, thành công, đỗ đạt trên con đường học vấn.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, các môn sinh kính trọng ông đã tôn là Tuyết Giang phu tử. Ông nổi tiếng là nhà thơ, nhà giáo, nhà hiền triết, “cây đại thụ” trong nền văn học nước nhà thế kỷ XVI.
Ông được sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc, là cháu nại của quan Thượng thư Nhữ Văn Lan dưới triều Lê Sơ, cha mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những người “văn tài học hạnh”. Năm 1527, Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế, ông tiến hành hai khoa thi nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa đi thi, chỉ đến khi vua Mạc Đăng Doanh lên ngôi, cho thi hành một số chính sách tốt, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới quyết định đi thi. Trải qua 3 kỳ thi là thi Hương, thi Hội và thi Đình, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đều đỗ đầu và dành được học vị cao quý là Trạng Nguyên, lúc ấy cụ 45 tuổi. Sau khi đỗ đạt, cụ được vua Mạc trọng dụng và bổ nhiệm những chức vụ quan trọng. Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan được 8 năm, sau khi hai vua Mạc qua đời, chúa nhỏ là Mạc Phúc Hải lên ngôi, triều đình bất ổn, gian thần thâu tóm triều chính, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ lên xin chém 18 loạn thần (trong bản án đó có cả thông gia và con rể của cụ) để trừ hại cho dân cho nước. Nhưng rất tiếc bản sớ đó không được vua Mạc chấp thuận và cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cáo quan trở về quê. Sau đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho xây cầu Chiều Xuân, dựng quán Am Bạch Vân để dạy học. Tương truyền rằng, ngôi đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện nay được xây dựng trên nền quán Am Bạch Vân xưa.
Trong lời kết của “Nguyễn Công Đạt phả ký”, Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân đã thốt lên rằng: “Ôi! Trong thiên hạ có nhiều vua chúa và người hiền. Những người ấy lúc sống thì vinh, lúc chết thì hết nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đến nay cũng được 7, 8 đời, gần thì sĩ phu, dân thường chiêm ngưỡng như núi Thái Sơn, như sao Bắc Đẩu"; còn xa thì sứ nhà Thanh là Chu Xán nói rằng “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”, tức là nói tới lý học ở nước Nam chỉ có thể kể đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Hiện nay, câu nói “An Nam lý học” trong đền thờ chính là trích từ câu nói đó của sứ nhà Thanh.
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm toạ lạc tại thôn Trung Am, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng. Mảnh đất này cũng chính là quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc sinh thời. Theo các tài liệu nghiên cứu lịch sử, khu di tích được xây dựng gồm 9 hạng mục: Tháp bút Kình Thiên – biểu tượng cho tài năng và học vấn của Trạng trình; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước là hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất; bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lí Học”; nhà trưng bày các hiện vật liên quan tới thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ Nguyễn Văn Định – thân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm - ở phía sau đền; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000 m2; chùa Song Mai; nhà Tổ có thờ bà Minh Nguyệt (vợ thứ của Trạng Trình); di tích Quán Trung Quân nằm bên bờ sông Hàn, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.
Điểm đặc biệt trong toàn khu di tích này là vườn tượng với những bức tượng bằng đồng, có kích thước như người thật. Khu vườn tượng tái hiện lại cảnh nhân dân trong làng vui mừng ra đón Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi cụ trở về quê hương. Du khách đến đây không chỉ cầu học hành mà còn thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ với tài đức của người thầy, nhà tiên tri lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam.
Khu vườn tượng tái hiện cảnh dân làng vui mừng chào đón cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về quê
Theo chính sử, đền thờ Trạng Trình được xây dựng ba lần, lần thứ nhất vào năm 1586. Sau khi quan Trạng mất được một năm, nhà vua có cấp cho dân sở tại ở đây 3000 quan tiền và 100 mẫu ruộng để nhân dân lập đền thờ cúng. Tự tay vua Mạc đã đăng biển treo giữa đền với dòng chữ “Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng từ”, có nghĩa là quan Trạng Tể tướng dưới triều Mạc. Trải qua thăng trầm của lịch sử thì ngôi đền không còn nữa. Đến năm 1735, dân làng ở đây nhớ tới công đức của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nên dựng lại một ngôi đền để thờ cúng, ngôi đền đó không rõ đổ nát từ bao giờ. Hiện nay chỉ còn một tấm bia đá ghi lại số năm xây dựng đền và một số người có công xây đền. Ngôi đền hiện nay được xây dựng vào thời Nguyễn, tức năm 1928 với kiến trúc theo kiểu chữ Đinh gồm có 5 gian tiền đường, 2 gian hậu cung.
Đền thờ chính – nơi thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nài các đền thờ, miếu, tượng, nằm trong khu di tích còn có nơi lưu giữ những tư liệu về thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Một số tư liệu liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được trưng bày trong khu di tích
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là điểm đến không chỉ của người dân Hải Phòng mà còn thu hút đông đảo du khách gần xa, đặc biệt vào dịp lễ hội (ngày 23 tháng 12). Người dân đến đây nài để thắp hương tôn kính bậc thầy, bậc tiên tri lỗi lạc của lịch sử dân tộc còn để hiểu, chiêm nghiệm và tưởng nhớ đức hạnh của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các em học sinh tới đây mang theo những ước vọng, thành công, đỗ đạt trên con đường học vấn.
Lương Ánh
Báo mạng điện tử K32
Báo mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận