Bùi Hiển - "cật nứa" miền Trung giữa lòng Bắc Hà

(Sóng trẻ) - “Bùi Hiển mang cốt cách Miền Trung, sắc như cật nứa. Ở ông có sự phát triển trong văn phong với những mảng miếng, là sự lung linh trong chi tiết tả chân của người cầm bút”- nhà phê bình, nghiên cứu văn học Nguyên An nhận định.

Sáng 16/11, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Bùi Hiển (1919-2019), công ty sách Như Books kết hợp với gia đình nhà văn tổ chức sự kiện Tọa đàm ra mắt sách với chủ đề: “Bùi Hiển - người đánh thức lương tri” tại Thư viện Hà Nội (47 Bà Triệu). Chính phẩm chất và nội lực văn chương Bùi Hiển là hoạch định để gia đình lần đầu tiên công khai trước công chúng.

Tham gia trò chuyện, gợi nhớ về những kỷ niệm với nhà văn Bùi Hiển là sự hiện diện của giới hoạt động văn chương, ít nhiều tiếp xúc với cố nhà văn Bùi Hiển như: Nhà văn Lê Minh Khuê; nhà phê bình, nghiên cứu văn học Nguyên An; Nhà nghiên cứu văn học Trần Ngọc Hiếu. Đặc biệt là sự hiện diện của  người thân trong gia đình từ ba đời và NSUT Tuyết Thanh (người hàng xóm của cố nhà văn).

fdfdc6416_sach.jpg

Cuốn sách "Bùi Hiển - Người đánh thức lương tri"

Chân dung về cố nhà văn Bùi Hiển hiện lên trong từng lời kể của khách mời là người sống chan hòa, giản dị, vừa hào hoa, vừa mặn mòi mang cốt cách miền Trung. Ông không ngừng tìm tòi, khám phá, luôn luôn đổi mới phong cách để đi cùng thời đại. Từ một nhà văn hiện thực trên văn đàn trước cách mạng có những chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình chiếm lĩnh phương pháp sáng tác xã hội chủ nghĩa. Cho đến cuối đời ông vẫn làm  việc và vẫn luôn giữ một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, vẫn luôn trao niềm tin, khát vọng và tỏa ấm một tâm hồn đôn hậu trong các tác phẩm của mình.

Nói về sự nhất quán và biến đổi trong bút pháp Bùi Hiển, nhà phê bình Nguyên An nhận xét: “Nói chuyện văn chương rất dễ rơi vào một trong hai tình huống đó là say sưa. Tại sao chúng ta lại không say sưa được, nhất là khi đến với những tác giả như Bùi Hiển. Nhà văn chan hòa, sống dung dị và sâu sắc, đến với những người như thế chúng ta có say một tí cũng là tốt…”

a4ad4ae5f_i20191116091703.jpg

 Các diễn giả tham gia trò chuyện gợi nhớ về nhà văn Bùi Hiển 

Sách “Bùi Hiển -Người đánh thức lương tri” với tính chất chất riêng tư, quyển sách đã hé lộ góc nhìn vô cùng sống động và hấp dẫn về các diễn biến chính trị- xã hội Việt Nam trải dài từ những năm 1940 của thế kỷ trước tới những năm đầu thế kỷ 21. Dù viết nhật ký, nhà văn Bùi Hiển vẫn thể hiện đậm dấu ấn cá nhân thông qua văn phong súc tích, giàu cảm xúc và lối quan sát vô cùng tinh tế. Nhật ký và những trang thơ của ông cung cấp nhiều chi tiết đa dạng và sâu sắc về một thế kỷ nhiều chấn động, đi sau vào những nỗi niềm của đời sống văn chương cũng như tâm trạng và sinh hoạt của những con người Việt Nam bình dị.


 Ban nhạc gia đình (cháu rể Phạm Hồng Phong, chắt trai Nguyễn Bùi Gia Nguyên  và Nguyễn Thế Anh Vũ) và NSUT Tuyết Thanh dành tặng quý vị khách mời bài hát mang tên “Tình yêu Hà Nội” thay lời cảm ơn sâu sắc 

Trong phần giao lưu với gia đình cố nhà văn Bùi Hiển, trả lời câu hỏi phóng viên về việc kế nghiệp cầm bút, hai chắt của cụ là Nguyễn Bùi Gia Nguyên (16 tuổi) và Nguyễn Thế Anh Vũ (18 tuổi) có chia sẻ: “Gen viết văn của cụ hiện rõ ở hai người em họ của tôi. Hai em viết văn rất hay và chắc là tạm thời chúng tôi sẽ tạm nhường cho em ấy. Còn về phần mình, để nối nghiệp cụ chúng tôi chắc cần có thời gian và nỗ lực nhiều hơn nữa”.

Thể hiện lòng mến mộ của mình với cố nhà văn Bùi Hiển, cô Bích Thu nói: “Tôi rất phục Bùi Hiển vì những cái mà ông cứ viết mãi, cứ đọc văn học nước nài và nó ảnh hưởng vào trong cụ. Nó không theo cái kiểu một số nhà văn như lúc bấy giờ. Ở nhà văn, đó là con người rất nhất quán trong cảm nghĩ nhân văn nhưng luôn thay đổi lối viết để mình không bị mòn cũ. Đọc văn Bùi Hiển bây giờ vẫn nhận thấy được lối viết trẻ trung”.

“Bùi Hiển- người đánh thức lương tri” là chứng từ của một đời văn, đời người và một niên biểu về lịch sử văn chương hiện đại. Cuốn sách là cơ hội quý báu để những người yêu văn chương nói chung, Bùi Hiển và các tác phẩm của ông nói riêng, hồi tưởng, chiêm ngưỡng lại những năm tháng đã qua. Để rồi cùng suy ngẫm và vun đắp những giá trị nghệ thuật và giá trị nhân sinh hữu ích cho hôm nay và cho những thế hệ nối tiếp.

a4ad4ae5f_75522012_561139274453987_3478272598876356608_n.jpg

 Kết thúc buổi tọa đàm, các diễn giả khách mời cùng gia đình cố nhà văn Bùi Hiển và hội nhà văn chụp ảnh kỷ niệm

Mai Liên- Hồng Nhung

      


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN