Kiếm "bội tiền" từ các gameshow truyền hình
Đi làm thêm kiếm tiền để trang trải cuộc sống hằng ngày với sinh viên đã không còn xa lạ. Nhưng thay vì làm những công việc “truyền thống” như : gia sư, bán hàng, PG… rất nhiều các bạn trẻ lại đi săn lùng những gameshow truyền hình để đăng kí làm người chơi vừa thỏa mãn ước mơ được xuất hiện trước ống kính truyền hình vừa có thêm thu nhập.
“Có tiếng lại có miếng”
Ngô Tiến Chính cựu đội trưởng đội hát của Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, sở hữu giọng hát ấm áp và có khả năng hát tốt ở nhiều thể loại nhạc khác nhau nên sau một thời gian rèn luyện trong môi trường Đại học anh chàng mạnh dạn tham gia gameshow truyền hình Ising…Nhờ sân chơi ấy mà tài năng của Tiến Chính được nhiều người biết đến hơn, bên cạnh đó anh chàng cũng kiếm được kha khá để phần nào trang trải cho việc học tập.
Thu Hiền ( Đại Học Nại Thương) dù không có khả năng văn nghệ hát hò nhưng bù lại đó là cô gái rất tự tin trong giao tiếp. Hiền tìm đến với gameshow truyền hình khi thấy những anh chàng cô nàng trạc tuổi mình cũng đứng trên sân khấu, ước mơ xuất hiện trước ống kính truyền hình từ ngày bé thêm vào đó là tình trạng “mấy tuần liền phải ăn mì tôm” khiến cô bạn quyết chí đi thi. Nghĩ là làm, Hiền tìm trên mạng Internet các chương trình gameshow đang tuyển người chơi rồi làm hồ sơ đăng kí. Kết quả một tháng sau cô bạn đã được gọi đến phỏng vấn. Với nại hình ưa nhìn và cách giao tiếp nhanh nhẹn, hoạt bát, Ngọc nhanh chóng được chọn trở thành một trong 3 người chơi của chương trình “Ai trúng số độc đắc” .
Gameshow "Ai là triệu phú"
“Lần thi ấy dù không phải là người đạt giải cao nhất nhưng mình cũng được “kha khá”. Gameshow truyền hình chỉ là một trò chơi thôi, cứ chơi hết mình. Lúc đầu mình cũng chỉ nghĩ được lên truyền hình là may mắn rồi không nghĩ còn có quà mang về mà số tiền ấy bằng tớ làm việc trong 1 tháng. Hôm sau đến trường các thầy cô bạn bè ngạc nhiên lắm. Tham gia các trò chơi truyền hình vui nhất là vừa được xuất hiện trên tivi lại vừa có quà rủng rỉnh mang về" - Thu Hiền chia sẻ. Cô bạn đang làm hồ sơ đăng kí người chơi của chương trình “Ai là triệu phú”,và mong muốn sẽ tiếp tục “chinh phục” những chương trình tiếp theo như: Đuổi hình bắt chữ, Con số vui nhộn, Đấu trường 100…
Bí quyết trở thành người chơi
Không mất quá nhiều thời gian, không tốn nhiều sức lao động mà lại có mức thu nhập khủng, được nhiều người biết đến nên ước trở thành người chơi của các chương trình Gameshow truyền hình đã trở thành đích nhắm của không ít các bạn trẻ. Và dễ dàng nhận ra hiện nay, trên các chương trình trò chơi truyền hình số lượng thành phần học sinh sinh viên ngày càng nhiều, điều mà trước đây rất hiếm thấy. Tuy nhiên để trở thành người chơi của chương trình cũng không phải là điều dễ dàng.
Mai Thảo (Học viện Báo chí và Tuyên Truyền), cô sinh viên khá mũm mĩm và cũng không có khả năng văn nghệ nhưng chỉ trong 5 tháng đã được chọn trở thành người chơi của hai chương trình truyền hình lớn với tổng số tiền thưởng lên tới hơn 10 triệu đồng chia sẻ bí quyết: “ Nại hình đẹp là một lợi thế nhưng không quyết định tất cả. Vì trò chơi truyền hình dành cho tất cả mọi người nên có phải ai lên truyền hình cũng xinh như người mẫu đâu. Thường các anh chị sẽ hỏi những câu hỏi mang tính công thức chung như: giới thiệu về bản thân trong 30 giây, sở thích, tại sao, thời gian rảnh rỗi thường làm gì…” những câu hỏi rất đơn giản nhưng mình nghĩ cái họ cần không chỉ là thông tin vì hầu hết đã có trong hồ sơ đăng kí rồi mà đó là phong cách trả lời câu hỏi có tự tin rành mạch không. Trước khi đi phỏng vấn mình đứng trước gương nói cả chục lần để không bị run khi gặp anh chị. Mình nghĩ câu trả lời ngắn gọn, tự tin và cười thật tươi khi trả lời đã giúp mình có cơ hội trở thành người chơi”.
Hiện nay, những chương trình trò chơi truyền hình dành cho đối tượng học sinh sinh viên ngày càng mở rộng hơn, cơ hội để trở thành người chơi của các chương trình cũng không khó khăn như trước. Chia sẻ bí quyết về cách tìm kiếm thêm tin để đăng kí, Minh Ngọc (sinh viên Học viện Nại giao Hà Nội) người đã có nhiều kinh nghiệm cho biết chỉ cần lên ogle gõ những từ khóa như: “Đăng kí làm người chơi của chương trình Hãy chọn giá đúng…” sẽ xuất hiện hàng trăm kết quả để bạn lựa chọn.
Nài ra các bạn sinh viên cũng có thể tìm kiếm cơ hội trên trang facebook của những người dẫn chương trình, họ thường chia sẻ thông tin về chương trình trên các trang cá nhân của mình. “Lần trước mình biết đến buổi ghi hình "Hãy chọn giá đúng” là nhờ lên facebook của anh Trần Quang Minh - biên tập viên của chương trình. Anh ghi rõ cả thời gian, địa điểm và phải đến trước một tiếng để được phỏng vấn nên mình mới có cơ hội được lên đấy chứ” – Mai Thảo cười tươi chia sẻ.
Nguyễn Trà
Phát thanh K30
Cùng chuyên mục
Bình luận