Làng cổ Đường Lâm - biểu tượng truyền thống của làng quê Việt

(Sóng trẻ) - Đường Lâm vùng đất cổ phong châu, mảnh đất hai vua được biết đến như một ngôi làng cổ, kết tinh rực rõ sự phát triển hàng ngàn năm của nền văn minh châu thổ sông Hồng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mảnh đất này vẫn còn vẹn nguyên hình ảnh của làng cổ Việt Nam điển hình với cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình... Nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều lượt khách du lịch trong và nài nước.

Đường Lâm được biết đến với những cái tên rất thuần Việt như làng Việt cổ, làng cổ đá ong chính bởi kiến trúc độc đáo nơi đây. Từ nhà ở đến cổng ngõ, cổng làng đều sử dụng đá ong, tất cả tạo nên một quần thể kiến trúc đặc sắc. 

Cổng làng Mông Phụ - nơi lưu giữ hồn quê xứ Đoài

Trục đường chính của làng được bắt đầu tư cổng làng Mông phụ - chiếc cổng làng với hơn 1000 năm tuổi tiêu biểu cho khu vực nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Cổng làng Mông phụ được xây theo hướng chính Đông, kiến trúc của nó không quá cầu kỳ, khoa trương mà mang đậm phong cách Á Đông bên cạnh cây đa cổ thụ ngàn năm tuổi. Kiến trúc của cổng được thiết kế theo kiểu thượng gia hạ môn, trên là nhà dưới là cổng, mái lợp ngói mũi hài. Gần nửa thiên niên kỷ đã trôi qua, nhưng những dấu ấn lịch sử – văn hóa của Đường Lâm xưa vẫn còn in đậm nơi cổng làng như một nét đẹp của văn hóa dân tộc.
 
f4b188cb4_h1.jpg

Cổng làng Mông Phụ

Nhà cổ Đường Lâm – Lắng sâu những trầm tích văn hoá

Làng cổ Đường Lâm hiện nay có tổng cộng 956 ngôi nhà cổ, những ngôi nhà nằm ẩn mình và phủ màu rêu phong trên bề mặt những viên ngói mũi ri, tạo nên hình thù võng lưng, gắn liền với nhà sàn, vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước, chuồng trại, cây rơm, ao. Điển hình là ngôi nhà cổ của cô Dương Thị Lan, ngôi nhà cổ được thiết kế 3 gian 2 dĩ với những thanh xà làm bằng gỗ lim chạm khắc tinh xảo, nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, ấn tượng nhất là bức tranh bát tiên quá hải và những câu đối được các cụ tự tay viết để răn dạy con cháu trong nhà

“Nhà của cô là một trong những ngôi nhà cổ nhất, đẹp nhất ở làng Đường Lâm, đến nay đã được 387 tuổi rồi, đây là nhà của cụ quan đốc học Đỗ Doãn Chính, trong nhà đồ gỗ được làm bằng gỗ lim, xung quanh tường bao quanh là đá ong rất vững chắc và kiên cố. Thời gian cũng đã lâu rồi, tuy đã cũ nhưng vẫn còn chắc chắn và đẹp lắm. Con cháu trong nhà đều được răn dạy phải nhớ về nguồn cội, phải gắng lưu giữ lại những gì ở ngôi nhà truyền thống này.” – Cô Lan chia sẻ.

Giếng nước, đình làng ngự trên trán một con Rồng

Vẻ đẹp kiến trúc của làng cổ đường Lâm không chỉ thể hiện ở những ngôi nhà cổ đã có cách đây vài trăm năm hay những bức tường đá ong độc đáo mà nó còn được thể hiện ở kiến trúc đình làng. Toạ lạc tại khu đất cao ở trung tâm, đình làng Mông Phụ được xây dựng từ thời kỳ Hậu Lê thế kỷ 14, đến thời vua Tự Đức được mở rộng them hai bên tả hữu, đình có tường bao quanh bằng đá ong, sân đình được lát gạch Bát Tràng, nhà tả là nơi thờ tổ tiên dòng họ trong làng, còn nhà bên hữu là nơi thờ quan ôn. Đình được thiết kế theo hình chữ Công, xây dựng theo kiểu kiến trúc nhà sàn, đình chính gồm 5 gian 2 chái, gian giữa đặt một đền thờ sơn son thiếc vàng để thờ thành Hoàng làng

“Đình làng này ngự trên trán một con Rồng, hai giếng hai bên là mắt Rồng, lên đến đình làng Mông Phụ thì sân nài cao hơn sân trong, các cụ xây như thế là để khi mưa xuống thì nước phải chảy vào. Trong long sân có một lượng nước nhất định rồi mới toả sang hai bên tả mạc và hữu mạc, người ta gọi là thế thuỷ tụ, mà có thuỷ tụ mới đặc địa sinh nhân” – Người trông giữ đình Mông Phụ - Cụ Giang Vĩnh Phúc chia sẻ.

f4b188cb4_h2.jpg
 
Đình làng Mông Phụ

Với những nét độc đáo như vậy, đình Mông Phụ được coi là một trong những tinh kiến trúc của người Việt còn được lưu giữ đến ngày nay.

“Hai giếng nước tượng trưng cho hai mắt Rồng thực ra không đều nhau, các cụ xưa lưu truyền giai thoại việc sự kiện Rồng giữ làng giữ nước, trong lúc đánh nhau bị thương một bên mắt. Người dân làng càng phải trân trọng hơn, có ý thức giữ gìn nét độc đáo này hơn nữa.” Cụ Phúc chia sẻ thêm.

f4b188cb4_h3.jpg
 
Một trong những chiếc giếng nước ở làng

Di sản kiến trúc chùa Mía

f4b188cb4_h4.jpg
 
Vẻ đẹp kiến trúc chùa Mía

Chùa Mía là nơi thờ bà chúa Mía, được làm theo kiểu “Nội công – Nại quốc”, phía sau có thêm Hậu đường chia làm 3 phần nên nhìn rất bề thế, uy nghi, 27 gian chùa tạo thành chữ “Mục”. Tượng Phật trong chùa không chỉ đặc sắc về hình dáng mà còn phong phú về số lượng, bao gồm 287 pho tượng đa dạng về cả hình dáng lẫn kích thước. Nổi tiếng nhất có thể kể đến tượng Tuyết Sơn, Kim Cương, Bá Đại Hoà Thượng, Quan Âm Nam Hải, bà Chúa Mía…

Nài những công trình kiến trúc đặc sắc kể trên, Đường Lâm còn nổi tiếng với Lăng vua Ngô Quyền, Hậu cung thờ Phùng Hưng (nơi đặt tượng của ông) tại đền thờ ở thôn Cam Lâm xã Đường Lâm, Văn miếu Sơn Tây hướng ra sông Tích Giang. 

Đường Lâm ngày nay đã nhộn nhịp, phát triển hơn trong cuộc sống hiện đại những vẫn còn đó những nét đẹp bình dị, thân quen của một ngồi làng cổ, hội tụ những vẻ đẹp đặc sắc của một làng quê điển hình với nền nông nghiệp lúa nước từ bao đời.

                                                                                       Song Hà

*Các bạn có thể tham khảo thêm cẩm nang du lịch Đường Lâm dưới đây.

f4b188cb4_h5.png
 
Song Hà

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN