Lao công Thủ đô: Đến bao giờ mới hết những nỗi lo?
(Sóng Trẻ)- Lao công được biết đến là một nghề nhiều khó khăn, vất vả. Không chỉ vậy, nó còn chứa nhiều nguy hiểm như “quả bom nổ chậm”. Nhưng thực tế, những con người ‘’dũng cảm’’ này chưa được nhận thành quả xứng đáng với công sức lao động mà họ bỏ ra.
Không có ngày nghỉ, không phân biệt thời tiết, những lao công đều đặn mỗi ngày làm việc đủ tám tiếng. So với ban ngày, công việc ban đêm cực khổ hơn vì lượng rác thải của dân cư ngày càng nhiều. Đến 1h sáng họ mới được nghỉ, thậm chí mùa lễ hội thì phải 4h sáng.
Công nhân dọn vệ sinh vào 5h30 ( Nguyễn Phong Sắc – Cầu Giấy – Hà Nội)
Nguy hiểm rình rập
Theo TS Huỳnh Tấn Tiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường lao động TP.HCM cho biết : Những công nhân quét rác sẽ phải đối mặt với nhiều loại bệnh nguy hiểm liên quan đến hô hấp và tiêu hóa.
Công nhân quét rác dùng tay ( Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội)
Bên cạnh đó Lao công phải đối mặt với nỗi lo giao thông phức tạp trên địa bàn thành phố. Do đặc thù công việc người Lao công phải làm việc nài đường cả ban ngày lẫn ban đêm. Trong khi đó tại một số thành phố lớn , lưu lượng người tham gia giao thông luôn ở mức cao. Chính vì thế hiểm họa tai nạn giao thông luôn rình rập người Lao công trong suốt thời gian họ làm việc.
Công nhân quét rác trên đường giao thông (đường Xuân Thủy – Cầu Giấy Hà Nội)
Nỗi lo mưu sinh.
Cô Nguyễn Thị Hiền – lao công khu vực Hồ Gươm cho biết: “Những hôm làm đến sáng cũng không có tiền thưởng, Noel cũng không có, chỉ tết dương được thưởng 20.000đ thì trừ vào tiền thuế luôn rồi, làm nghề này cũng không tính lương theo thâm niên”.
Lượng công việc tăng, chịu khoản thuế và các loại phí không ít, ảnh hưởng tới sức khỏe … Đặc biệt với phần lớn những lao công chỉ có duy nhất 1 nghề quét rác, nài nỗi lo công việc bộn bề “sạch lại bẩn” thì nỗi lo mưu sinh giữa chốn phồn hoa đô thị càng làm họ phiền muộn hơn.
Công nhân dọn vệ sinh lúc 1h sáng, Phố Tràng Tiền (Hoàn Kiếm – Hà Nội)
Mơ ước về sự đổi thay.
Không dám mơ ước được bằng đồng nghiệp của mình ở Mĩ với mức lương gần bằng Bộ trưởng. Tuy nhiên, họ vẫn mang trong mình một hy vọng nhỏ nhoi, đồng lương ít ỏi đủ trang trải cuộc sống.
Tố Hữu đã thương mến viết rằng: “chị lao công/như sắt/như đồng”. Nhưng không nên vì cái sự “sắt”, “đồng” ấy mà tưởng rằng họ có thể gánh trên vai mọi vất vả, thiệt thòi của cái nghề này.
Đôi bàn tay họ đã chai sạn , tiếng chổi tre trong đêm lạnh không khỏi giấy lên một quan ngại : Những chiến binh thầm lặng đã phải đánh đổi quá nhiều, liệu có được đối xử công bằng, xứng đáng với công lao của họ?
Trần Hoàn, Thanh Huyền, Kim Cúc, Phạm Hoài
Báo mạng điện tử k35
Cùng chuyên mục
Bình luận