Lì xì - niềm vui đầu năm
(Sóng Trẻ) - Tục Lì xì đầu năm đã trở thành một nét đẹp truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đã từ bao đời nay. Thời khắc mở đầu năm mới, người già được con cháu mừng tuổi với lòng thành kính, ngưỡng vọng; trẻ em được nhận lì xì từ người lớn với ước mong một năm mới may mắn, an lành.
Tết truyền thống của người Việt không thể thiếu những chiếc bánh chưng xanh, những câu đối đỏ, mâm cúng giao thừa nghi ngút khói hương và những lời chúc an lành gửi trăm vạn yêu thương đầu năm của những người thân dành cho nhau mỗi dịp xuân về. Trẻ em háo hức, vui sướng với những manh áo mới, người già vui niềm vui đoàn tụ, quây quần cùng cháu con. Thời khắc đầu tiên của năm mới, con cháu thường mừng tuổi ông bà, cha mẹ với những lời kính chúc được “đầu bạc răng long, sống lâu trăm tuổi”, trẻ em được lì xì mong “hay ăn chóng lớn, chăm nan, học hành giỏi giang”.
Lì xì – Xưa và nay
Cùng với thời gian, tục lì xì vẫn vẹn nguyên ý nghĩa đối với người châu Á nói chung và người Việt nói riêng, đặc biệt là trẻ em. Từ “Lì xì” bắt nguồn từ chữ “Lì Shì” (Lợi thị) của người Trung Quốc. “Lợi thị” là được lợi – nguồn lợi phát sinh do người khác mang đến cho mình thông qua nhiều hình thức khác nhau như kinh doanh, mua bán, cho lộc, biếu xén,…
Bên cạnh đó, “Lì xì” hay “Lợi thị” còn được hiểu theo nghĩa khác: được tiền và may mắn. Có lẽ, chính vì thế, để cầu chúc cho những người thân, đặc biệt là người già và trẻ em một năm mới tròn đầy, người ta thường bỏ tiền mừng tuổi vào những chiếc phong bao màu đỏ chót có trang trí hình những em bé mang ba chữ Phúc, Lộc, Thọ – biểu tượng cho một năm may mắn và sung túc cùng hình ảnh của mai vàng và hoa đào nở rộ.
Bao lì xì thường có màu đỏ để biểu thị sự may mắn.
Hình thức lì xì cũng thay đổi theo nền kinh tế thị trường: “Lì xì xưa và nay chỉ khác nhau về hình thức. Giờ đây, người ta thường mừng tuổi người già và trẻ em bằng tiền mặt và toàn là tiền chẵn, không còn cho vào phong bao màu đỏ với những đồng tiền lẻ như trước nữa. Tuy nhiên, tôi nghĩa rằng ý nghĩa của tục lì xì vẫn được giữ vững cho tới ngày nay và cả mai sau” – chú Phong (Nam Định) bày tỏ.
Người xưa còn tin rằng người cho đi thật nhiều lì xì sẽ mang lại thật nhiều may mắn và sung túc; ngược lại, người nhận được thật nhiều lì xì cũng sẽ hạnh phúc tràn đầy và đạt được những điều mình mong muốn. Có lẽ chính vì thế, tục lì xì còn mãi trong tâm thức người Việt mãi đến tận ngày nay.
Lì xì – lời chúc tốt đẹp cho một năm mới
Lì xì không đơn thuần chỉ là sự cho đi và nhận lại giá trị vật chất mà còn thể hiện sự quan tâm của người thân và bạn bè.
Chia sẻ về điều này, Cao Huyền (lớp Báo mạng điện tử K32, Học viện báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Tuy lớn rồi nhưng mà khi nhận được lì xì từ mọi người, mình vẫn thấy vui, không quan trọng giá trị nhưng cùng với lì xì là những lời chúc ý nghĩa, với lại nhận được lì xì từ người khác có nghĩa là mình vẫn nhận được sự quan tâm và yêu quý từ họ”.
“Hình thức lì xì không quan trọng mà quan trọng ở ý nghĩa của nó”, đồng tình với quan điểm này, em Nguyễn Thanh Hà (16 tuổi, Hà Nội) bày tỏ: “Không chỉ nhận lì xì từ người lớn mà bọn em còn lì xì cho nhau vào mỗi buổi học đầu năm mới, em cho rằng đó là hành động thể hiện sự quan tâm của bạn bè. Em rất vui vì năm nào cũng được nhận lì xì từ các bạn tuy giá trị nhỏ nhưng nó rất có ý nghĩa với chúng em”.
Thay cho lời kết
Thời khắc giao thừa, nhà nhà tất bật với mâm cơm cúng, khói hương nghi ngút tỏa vào đất trời những nguyện cầu của lòng người. Tết truyền thống của người Việt sẽ không quên mang bên mình những bông pháo hoa bung tỏa trên nền trời lất phất mưa bụi, mùi khói hương ấm cúng, uy linh và những phong bao lì xì với những lời chúc thân thương cho một năm mới bên người thân và bè bạn.
Tết truyền thống của người Việt không thể thiếu những chiếc bánh chưng xanh, những câu đối đỏ, mâm cúng giao thừa nghi ngút khói hương và những lời chúc an lành gửi trăm vạn yêu thương đầu năm của những người thân dành cho nhau mỗi dịp xuân về. Trẻ em háo hức, vui sướng với những manh áo mới, người già vui niềm vui đoàn tụ, quây quần cùng cháu con. Thời khắc đầu tiên của năm mới, con cháu thường mừng tuổi ông bà, cha mẹ với những lời kính chúc được “đầu bạc răng long, sống lâu trăm tuổi”, trẻ em được lì xì mong “hay ăn chóng lớn, chăm nan, học hành giỏi giang”.
Lì xì – Xưa và nay
Cùng với thời gian, tục lì xì vẫn vẹn nguyên ý nghĩa đối với người châu Á nói chung và người Việt nói riêng, đặc biệt là trẻ em. Từ “Lì xì” bắt nguồn từ chữ “Lì Shì” (Lợi thị) của người Trung Quốc. “Lợi thị” là được lợi – nguồn lợi phát sinh do người khác mang đến cho mình thông qua nhiều hình thức khác nhau như kinh doanh, mua bán, cho lộc, biếu xén,…
Bên cạnh đó, “Lì xì” hay “Lợi thị” còn được hiểu theo nghĩa khác: được tiền và may mắn. Có lẽ, chính vì thế, để cầu chúc cho những người thân, đặc biệt là người già và trẻ em một năm mới tròn đầy, người ta thường bỏ tiền mừng tuổi vào những chiếc phong bao màu đỏ chót có trang trí hình những em bé mang ba chữ Phúc, Lộc, Thọ – biểu tượng cho một năm may mắn và sung túc cùng hình ảnh của mai vàng và hoa đào nở rộ.
Bao lì xì thường có màu đỏ để biểu thị sự may mắn.
Người xưa còn tin rằng người cho đi thật nhiều lì xì sẽ mang lại thật nhiều may mắn và sung túc; ngược lại, người nhận được thật nhiều lì xì cũng sẽ hạnh phúc tràn đầy và đạt được những điều mình mong muốn. Có lẽ chính vì thế, tục lì xì còn mãi trong tâm thức người Việt mãi đến tận ngày nay.
Lì xì – lời chúc tốt đẹp cho một năm mới
Lì xì không đơn thuần chỉ là sự cho đi và nhận lại giá trị vật chất mà còn thể hiện sự quan tâm của người thân và bạn bè.
Chia sẻ về điều này, Cao Huyền (lớp Báo mạng điện tử K32, Học viện báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Tuy lớn rồi nhưng mà khi nhận được lì xì từ mọi người, mình vẫn thấy vui, không quan trọng giá trị nhưng cùng với lì xì là những lời chúc ý nghĩa, với lại nhận được lì xì từ người khác có nghĩa là mình vẫn nhận được sự quan tâm và yêu quý từ họ”.
“Hình thức lì xì không quan trọng mà quan trọng ở ý nghĩa của nó”, đồng tình với quan điểm này, em Nguyễn Thanh Hà (16 tuổi, Hà Nội) bày tỏ: “Không chỉ nhận lì xì từ người lớn mà bọn em còn lì xì cho nhau vào mỗi buổi học đầu năm mới, em cho rằng đó là hành động thể hiện sự quan tâm của bạn bè. Em rất vui vì năm nào cũng được nhận lì xì từ các bạn tuy giá trị nhỏ nhưng nó rất có ý nghĩa với chúng em”.
“Hình thức lì xì không quan trọng mà quan trọng ở ý nghĩa của nó”, em Hà chia sẻ
Thay cho lời kết
Thời khắc giao thừa, nhà nhà tất bật với mâm cơm cúng, khói hương nghi ngút tỏa vào đất trời những nguyện cầu của lòng người. Tết truyền thống của người Việt sẽ không quên mang bên mình những bông pháo hoa bung tỏa trên nền trời lất phất mưa bụi, mùi khói hương ấm cúng, uy linh và những phong bao lì xì với những lời chúc thân thương cho một năm mới bên người thân và bè bạn.
Đỗ Dung – Phương Thu Hường
Cùng chuyên mục
Bình luận