Loài cá “đi bộ” bằng vây độc nhất tại Australia

(Sóng trẻ) - Dưới đáy sông Derwent ở Tasmania, người ta có thể tìm thấy một loại cá khác thường đang “đi bộ” bằng vây thay vì bơi.

Cá vây tay đốm, di chuyển bằng vây ngực trông giống như những bàn tay, ẩn nấp ở độ sâu tăm tối, sẵn sàng vồ lấy bất kỳ con mồi nào mà nó thu hút bằng miếng mồi nhử trên miệng.

Màu kem trên thân và các đốm nâu hoặc cam đậm của loài cá này hòa lẫn với nền cát, giúp chúng tạo nên lớp nguỵ trang hoàn hảo, khiến con người khó có thể ghi lại trọn khoảnh khắc của chúng bằng máy quay. Trên thực tế, loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng, chỉ còn 3.000 cá thể tồn tại trong tự nhiên.

Năm 2022, Nicolas Remy đã đi từ Sydney đến Australia và lặn xuống vùng nước Derwent lạnh 11 độ C. Nhiếp ảnh gia người Pháp quyết tâm tận tay lưu lại những bức ảnh của loài cá đặc biệt này.

Sau 1 giờ tìm kiếm, Remy phát hiện ra con cá đầu tiên, nhưng khi đèn flash máy ảnh loé lên, con cá đã biến mất. Tất cả những gì bức ảnh chụp được là một đám bụi phù sa. Vì loài cá này anh đã dành 3 ngày liên tiếp và tổng cộng 9 giờ trau dồi kĩ năng bơi của mình để có thể ghi lại được những khoảnh khắc đẹp nhất của loài cá này.

anh-1-1.png
Chỉ còn gần 3.000 cá thể được cho là còn tồn tại trong tự nhiên (Ảnh: Nicolas REMY)

 

Cuối cùng, sau khi thành thạo một số kỹ thuật bơi đặc biệt để không gây ảnh hưởng đến phù sa và sử dụng một loại thiết bị chiếu tạo ra ánh sáng hẹp, Remy đã thành công chụp được bức ảnh cận cảnh chú cá với những vây tay một cách rõ ràng. Bức ảnh giành vị trí đầu tiên trong hạng mục cold - water của cuộc thi “Underwater Photography Guide’s Ocean Art 2022”

Remy hy vọng những bức ảnh của anh sẽ giúp mọi người có cơ hội quan sát loài sinh vật quý, ít người biết. Từ đó, thúc đẩy mọi người tham gia bảo tồn loài cá đặc biệt này. 

Bảo tồn loài cá vây tay

Cá vây tay đốm và một số loài cá cùng họ khác đang bị đe dọa nghiêm trọng. Việc bảo tồn cá vây tay đỏ và cá vây tay Ziebell đang được tiến hành. Nhóm phục hồi cá vây tay quốc gia Australia đã lên kế hoạch hồi sinh cả ba loài được tìm thấy ở vùng biển phía Đông Nam Australia. Theo thống kê năm 2007, chỉ còn 100 con cá vây tay đỏ trưởng thành, trong khi Ziebell không được phát hiện trong tự nhiên kể từ năm 2007.

anh-2-1.png
Cá vây tay đỏ hiện chỉ được tìm thấy trên hai dải đá ngầm nhỏ ở đông nam Tasmania. (Ảnh: Tyson Bessell)

 

“Khả năng phân bố thấp, quy mô số lượng loài nhỏ và sản lượng sinh sản tương đối thấp khiến chúng dễ bị xáo trộn môi trường” - Jemina Stuart-Smith, trưởng nhóm Phục hồi Cá vây tay Quốc gia cho biết.

Theo bà Stuart-Smith, việc mất môi trường sống, sự ô nhiễm và phát triển đô thị là những mối đe dọa chính đối với loài cá này. Hơn nữa, hoạt động “đi bộ” kỳ quặc thay vì bơi khiến cá vây tay khó lợi dụng dòng hải lưu để thoát   khỏi môi trường sống ô nhiễm, bà cho biết thêm.

Các nỗ lực phục hồi liên quan đến việc giám sát quần thể của cả ba loài cũng như khôi phục môi trường sống tự nhiên, loại bỏ các loài xâm lấn đang được tiến hành. Nhóm đã làm việc với các thủy cung để thiết lập các chương trình sinh sản nuôi nhốt và bảo tồn quần thể. Khôi phục môi trường sống tự nhiên là một trong những hoạt động của chương trình bảo tồn quần thể cá vây tay. Stuart-Smith cho biết, ở sông Derwent, nhóm nghiên cứu đã cấy môi trường sống nhân tạo để khuyến khích cá vây tay đốm sinh sản, mang đến kết quả đầy hứa hẹn trong việc ổn định quần thể.

“Mặc dù đã có một số tiến triển, nhưng tình hình vẫn còn đáng báo động. Nhóm phục hồi cần thêm nguồn tài chính và nguồn lực dài hạn hơn nữa”, bà Stuart Smith bày tỏ. Bà cũng hy vọng kế hoạch hành động đối với các loài bị đe dọa gần đây của chính phủ Australia, nhằm mục đích ngăn chặn bất kỳ sự tuyệt chủng mới nào, sẽ giúp ích vì cá vây tay đỏ được liệt kê vào danh sách 110 loài ưu tiên của kế hoạch. Với bà, việc nâng cao nhận thức cũng rất quan trọng đối với các nỗ lực bảo tồn và nhiếp ảnh có thể là một phương tiện truyền thông cho việc này.

anh-3-1.png
Cá Ziebell là loài khó nắm bắt nhất trong ba loài, không có xác nhận nhìn thấy nào kể từ năm 2007. (Ảnh: Andrew Green)

 

Mark Strickland, nhiếp ảnh gia người Mỹ và là giám khảo của cuộc thi ảnh Ocean Art 2022, đồng ý với quan điểm này. Chia sẻ với CNN, Mark Strickland cho biết: “Bằng cách chụp và chia sẻ những hình ảnh đẹp về những loài hiếm thấy, các nhiếp ảnh gia dưới nước đã đóng một vai trò to lớn trong việc tạo ra nhận thức về mối quan tâm đến hoàn cảnh sống của những sinh vật' ‘kỳ lạ'’ cũng như những điều chúng đang phải đối mặt”.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN