Loài rùa đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
(Sóng Trẻ) Rùa là một loài vật quý, có ý nghĩa đặc biệt ở Việt Nam. Hiện nay mặc dù các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ động thực vật hoang dã được tăng cường nhưng trên thực tế không ít loài đang ở nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài rùa quý. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Hiển – Tổ trưởng tổ nghiên cứu và bảo tồn các loài rùa ở vườn quốc gia Cúc Phương về vấn đề này.
PV: Xin chào ông Lê Văn Hiển. Rất vui vì ông đã tham gia cuộc trao đổi này. Trước hết, ông có thể cung cấp thông tin về loài rùa hiện nay?
Ông Lê Văn Hiển: Thực trạng loài rùa hiện nay ở Cúc Phương thì cũng chung với thực trạng các loài rùa trong cả nước. Số lượng cá thể rùa càng ngày càng ít đi, đặc biệt ở Cúc Phương có loài rùa đất Giai Nhân, tuy nhiên chúng cũng đang dần bị cạn kiệt. Nài ra, ở miền Bắc bao gồm hầu hết các loài rùa cạn, ở miền Trung bao gồm các loài rùa nước ngọt, miền Nam bao gồm rùa nửa cạn nửa nước số lượng hiện nay chúng cũng đang có sự suy giảm về loài.
Loài rùa đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
PV: Vâng. Như ông vừa nói thì một số loài rùa cạn và rùa nước ngọt đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Vậy nguyên nhân do đâu?
Ông Lê Văn Hiển: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mà chúng ta phải bảo tồn các loài rùa thì trước tiên là xuất phát ở bên Trung Quốc. Vì người dân Trung Quốc người ta rất là mê tín, các loài rùa có tuổi thọ rất là dài nên họ cho rằng khi ăn thịt rùa hay uống tiết rùa sẽ có thể kéo dài tuổi thọ.Chính vì thế trước kia Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu rùa sang bên Trung Quốc, sau đó thì lượng rùa cạn kiệt thì nước ta lại trở thành nước chung chuyển rùa từ bên Lào, Campuchia, Thái Lan sang Việt Nam. Nài ra bên Trung Quốc có nền Đông Y rất phát triển, nên đôi khi người ta cũng nhập khẩu các loài rùa về chế biến thành các loài thuốc bổ.
PV: Thưa ông, nài nguyên nhân đó thì môi trường có ảnh hưởng gì đến sự cạn kiệt của loài rùa không ạ?
Ông Lê Văn Hiển: Đây là nguyên nhân chính không phải chỉ với loài rùa mà đối với tất cả các loài động thực vật hoang dã. Nài việc do con người gây ra thì các nguyên nhân khách quan như là môi trường sống, các điều kiện cũng là một phần để ảnh hưởng đến tình trạng báo động như hiện nay. Ví dụ như môi trường sống bị thu hẹp, rừng bị tàn phá, chuyển đổi đất ngập nước để nuôi trồng thủy sản, quá trình đô thị hóa,...
PV: Vậy trước thực trạng báo động như thế thì ông đánh giá như thế nào về những nỗ lực bảo tồn các loài rùa hiện nay?
Ông Lê Văn Hiển (ở giữa) tổ trưởng tổ nghiên cứu và bảo tồn các loại rùa
Ông Lê Văn Hiển: Hiện tại thì đã có rất nhiều các trung tâm bảo tồn không chỉ với loài rùa mà đối với các động vật khác như linh trưởng, các loài thú ăn thịt nhỏ,...đang hoạt động ổn định. Nài ra, chúng tôi cũng đang nỗ lực gây giống các loài rùa. Hàng ngày thì các nhân viên cũng như là tình nguyện viên đều tham gia tích cực vào việc tạo môi trường sống thân thiện cho các loài động vật.
PV: Vậy, ông muốn gửi thông điệp gì đến người dân trước tình trạng nguy cấp này?
Ông Lê Văn Hiển: Rùa là một loài động vật quý hiếm. Chúng cũng có ý nghĩa đặc biệt ở nước ta theo dòng lịch sử. Vì vật, chúng ta cần bảo vệ số lượng loài của chúng để không bị suy giảm đi. Tôi nghĩ, nài việc không mua bán trái phép rùa thì chúng ta cần tích cực bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp.
PV: Vâng. Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn. Mong rằng với những nỗ lực thì chúng ta có thể bảo tồn hệ sinh thái thoát khỏi tình trạng nguy hiểm đặc biệt là loài rùa. Chúc ông mạnh khỏe và công tác tốt!
Trần Thị Mai
Lớp Phát thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận