"Đầu tư thiết thực để dân nghèo phát triển kinh tế"

(Sóng trẻ)- Ngân hàng Bò- dự án nhân văn của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hiện đang triển khai tại các huyện nghèo của cả nước. Nhờ dự án này mà hàng nghìn hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế. Cùng gặp gỡ ông Nguyễn Văn Giang- Phó chủ tịch phụ trách Hội chữ thập đỏ  tỉnh Thái Bình để biết thêm về hoạt động cũng như kết quả của dự án này.

PV: Dự án “Ngân hàng bò” là một dự án thành công của T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam , giúp cho người nghèo không chỉ thoát nghèo mà còn mang lại cuộc sống ấm no, ổn định lâu dài. Xin ông cho biết phương thức hoạt động của dự án “Ngân hàng bò” và đối tượng của dự án là ai?

Dự án “ngân hàng bò” do Chi hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động năm 2001 với mục tiêu là huy động các nguồn lực từ các tổ chức trong nước, tổ chức nước nài và các nhà hảo tâm để có 100 nghìn con bò tương đương với 100 tỷ đồng tặng cho các hộ nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn tại các xã nghèo của các tỉnh biên giới và các địa phương trên toàn quốc. “Ngân hàng bò” là một dự án được đánh giá rất là cao, theo chúng tôi suy nghĩ thì chúng ta đầu tư theo rất nhiều hướng nhưng đầu tư vào kinh tế thì một con bò để phát triển sinh sản và hoạt động sản xuất là thiết thực nhất. Tôi nhận định đây là một hướng đi rất là hiệu quả, chúng tôi hướng tới đối tượng là người nông dân đang gặp nhiều khó khăn. Có thể nói đây là một món quà rất ý nghĩa và nó là động lực cho người nghèo có một nền tảng đầu tiên để người ta phát triển sản xuất. Số tiền dù không lớn nhưng mang tính  bền vững và lâu dài. 

PV: Hội Chữ thập đỏ Thái Bình đã triển khai thực hiện dự án như thế nào để  dự án có hiệu quả, đúng đối tượng?

Nếu triển khai dự án mà không chuẩn bị tốt thì cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khâu chọn hộ dân để tặng bò. Điều kiện mà chúng tôi đặt ra khi xây dựng dự án rất rõ ràng. Ví dụ như đối tượng phải là những hộ nghèo, được cấp sổ nghèo. Họ phải là những người có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể là đối tượng này phải được các thôn, các xóm chọn và các hội ở địa phương đó xác nhận. Sự lựa chọn này phải khách quan cho nên trong quá trình triển khai dự án từ năm 2008 đến nay thì hầu như khâu chọn hộ gia đình rất tốt, cho nên không có trường hợp nào khiếu kiện hay chọn sai đối tượng. Đó là việc minh bạch, công khai các đối tượng, công khai về mặt tài chính để mà hỗ trợ. Đấy là những điều kiện rất cần và quan trọng trong việc thực hiện dự án có hiệu quả và đúng đối tượng.

0a3ef16d7_anh_1.jpg
Dự án Ngân hàng bò về với các hộ nghèo của xã An Châu, huyện Đông Hưng, Thái Bình

PV: Vậy kết quả mà dự án “Ngân hàng bò” mang lại trong thời gian vừa qua ở tỉnh Thái Bình thì như thế nào?

Thực hiện sự chỉ đạo thì Hội chữ thập đỏ của tỉnh Thái Bình cũng hưởng ứng phong trào về “Ngân hàng bò”. Trong quá trình trích quỹ nhân đạo, chúng tôi đã hỗ trợ cho 6 xã của huyện Đông Hưng được vay vốn để phát triển bò sinh sản, hỗ trợ cho người nghèo và đặc biệt khó khăn để họ mua bò giống. Sáu xã của huyện Đông Hưng được hỗ trợ với số lượng trên 30 con bò để hoạt động chăn nuôi, sản xuất. Sau gần một năm thì chúng tôi cũng chưa kịp có đánh giá nhưng qua báo cáo của cấp hội thì cũng có thấy rằng là đàn bò đang có chiều hướng phát triển tốt, có chiều hướng sinh sản. Người dân thấy rất là phấn khởi và cho rằng là sự đầu tư như vậy rất là đúng. Từ định hướng từ Trung ương Hội chữ thập đỏ Thái Bình và thực tiễn hoạt động tại các cơ sở thì có thể thấy rằng là dự án đầu tư cho “ngân hàng bò” tương đối là tốt và cần phát triển tốt hơn nữa.

PV: Trong quá trình triển khai dự án chắc hẳn sẽ có những thuận lợi, khó khăn nhất định. Vậy ông có thể cho biết những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dự án “Ngân hàng bò” là gì?

Có thể nói rằng là dự án “ngân hàng bò” rất phù hợp với chương trình của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đang thực hiện. Dự án “ngân hàng bò” đang phát triển kinh tế của các hộ gia đình theo đúng chương trình phát triển của nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay, một dự án không lớn như vậy vẫn có những đóng góp không nhỏ, góp phần vào các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thứ 2 nữa là định hướng phát triển dự án cũng rất là phù hợp với phong tục, tập quán và kỹ thuật chăn nuôi phát triển ở cái vùng địa phương của Thái Bình. Tổ chức của hội những năm gần đây được củng cố và xây dựng rất tốt cho nên cán bộ hội cũng có những kinh nghiệm, kỹ thuật khi triển khai dự án. Hơn nữa, dự án ngân hàng bò rất phù hợp với mong muốn của người dân, người nghèo Họ chưa có nền tảng kinh tế ổn định nên khi tiếp nhận dự án họ đã thực hiện với một tinh thần trách nhiệm rất cao.

0a3ef16d7_anh_2.jpg
Dự án ngân hàng bò là một món quà ý nghĩa và tạo động lực cho người nghèo

PV: Như ông vừa chia sẻ thì những năm qua dự án ngân hàng bò đã mang lại những kết quả bước đầu khả quan. Vậy trong năm 2014, Hội CTĐ Thái Bình có kế hoạch như thế nào để dự án Ngân hàng bò đến được với nhiều hơn những gia đình khó khăn và phát triển một cách bền vững?

Năm 2014 chúng tôi cũng có  định hướng sẽ có đánh giá lại các kết quả thực hiện dự án về “ngân hàng bò” ở hai xã Bình Định và Lê Lợi. Ở huyện Kiến Xương thì chúng tôi đang tiếp tục mở rộng thêm hai xã, huyện Đông Hưng thêm một xã với mô hình 88 hộ gia đình sẽ được vay nguồn vốn, song song với mô hình phát triển kinh tế thông qua việc chăn nuôi gia súc gia cầm. Nếu gia đình hộ dân quá khó khăn thì cần phải có sự hỗ trợ của các tổ chức hội, các cấp. Nếu chỉ có đầu tư về con giống không mà không có chuồng trại, thuốc phòng bệnh và các điều kiện khác  thì thật sự khó khăn trong việc nhân giống. Vậy nên chúng tôi đang nghiên cứu định hướng sẽ xin các tổ chức hỗ trợ thêm về chuồng trại, phòng dịch bệnh…nhất là có các lớp tập huấn để người dân có kiến thức về chăn nuôi về phát triển bò sinh sản.  Nài việc thực hiện dự án 2014 mở rộng thì chúng tôi còn đẩy mạnh việc phát động phong trào xây dựng quỹ nhân đạo nhằm tập trung hướng đầu tư phát triển kinh tế.


PV: Vâng, xin được cảm ơn ông. Tin tưởng rằng dự án sẽ được nhân rộng ra, trao những niềm vui mới cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác đang mong chờ thoát nghèo. 

Trịnh Thị Quỳnh Trang
Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN