Lời tâm tình từ chủ nhân buồng lái
(Sóng trẻ) - “Nghề phi công là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ, thế nhưng đằng sau những hào nhoáng màu hồng từ bên nài vẽ lên chưa phải là tất cả”- anh Nguyễn Văn Nam, hiện là cơ phó của hãng hàng không Vietnam Airlines chia sẻ.
Từ chệch hướng đến đam mê
Tự nhận mình là người có duyên với nghề bay, anh tâm sự rằng: “Thời còn là học sinh tôi chưa bao giờ nghĩ đến sau này mình sẽ gắn bó với nghề phi công cả”.
Mọi chuyện bắt đầu đến vào năm 2010, khi anh bất ngờ nộp đơn và được nhận làm nhân viên văn phòng của hãng hàng không quốc gia. Mỗi ngày được ngắm nhìn những chuyến bay cất cánh niềm yêu thích và ước mong được ngồi trong buồng lái chinh phục bầu trời mới bắt đầu xuất hiện và được nuôi dưỡng trong suốt bốn năm sau đó.
Sinh năm 1987, anh Nguyễn Văn Nam, hiện nay là cơ phó của hãng hàng không quốc gia.
Năm 2014, anh mạnh dạn đăng kí học khóa huấn luyện lí thuyết tại trường Phi công Bay Việt và rèn luyện 6 tháng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Được chọn là một trong những học viên xuất sắc, Nguyễn Văn Nam tiếp tục sang nước Mĩ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thêm một năm. Không ngừng phấn đấu, khi trở về quê hương, chàng trai học thêm nhiều khóa đào tạo.
Mọi nỗ lực đều được đền đáp xứng đáng, anh tự hào khi nói về thành quả bền bỉ theo đuổi đam mê của mình: “Sau khi hoàn thành các chương trình thử thách và kì thi tuyển đầu vào, tháng 4/ 2016 tôi chính thức trở thành phi công của Vietnam Airlines”.
“Thanh minh” cho nghề
Nghề bay nói chung và làm phi công nói riêng trước giờ vẫn được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt thu hút những người trẻ bởi những hào nhoáng bên nài. Nếu trong tưởng tượng nghề phi công là nghề gắn với những bộ đồng phục đẹp, được đi đến nhiều nước trên thế giới…thì thực tế “gai góc” khó mà hình dung ra. Anh Nam hài hước: “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”.
Yêu cầu nghề nghiệp cao, nghề phi công không phải toàn hào nhoáng.
Nài điều kiện cần là kiến thức tiêu chuẩn chuyên môn, người cầm lái trên bầu trời phải có kĩ năng chuyên ngành: phối hợp, giao tiếp, định hướng, quan sát, tri giác mùi vị- không gian và đặc biệt là kĩ năng xử lí tình huống nhanh nhạy. Anh Nam trải lòng: “Có những chuyến bay kéo dài hàng giờ, bất kể thời tiết như thế nào thì trong khoảng thời gian ấy phải luôn tập trung cao độ, đối mặt với mọi tình huống, không trừ khả năng xảy ra rủi ro máy bay hỏng hóc”.
Nhiều khi lịch bay bất ngờ, việc cất cánh cũng khiến cho người chủ buồng lái căng thẳng:
Được trở thành phi công là vinh quang, là sứ mệnh và những trách nhiệm cao cả
Từ khi định hướng về nghề cho đến khi chạm tay vào buồng lái là một quãng đường không ngắn, và vẫn không ngừng đòi hỏi người phi công phải học tập: “Cứ 6 tháng, tôi sẽ có một đợt làm bài kiểm tra một lần. Nếu trượt thì sẽ phải lập tức ngừng bay và phải thi cho đến khi đỗ mới được quay lại làm việc”. Nên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm không bao giờ là đủ.
Khi đã từng một lần chinh phục bầu trời, những trải nghiệm khi bay: thời tiết bất ổn mây, mưa, sấm, sét mà trung tâm buồng lái vẫn vững tay giúp cho chuyến bay được an toàn đã trở thành “chất gây nghiện” để anh Nam cũng như những người phi công khác đam mê và tiếp tục phấn đấu.
“Tôi không hối hận, chắc chắn không bao giờ hối hận khi chọn nghề này để gắn bó suốt đời” bởi được đẩy cần gạt đưa máy bay cất cánh, và hạ xuống đường băng an toàn là sứ mệnh cao cả của người phi công từ khi bắt đầu.
Kỳ Duyên
Đa phương tiện K34A2
Cùng chuyên mục
Bình luận