Mười năm sưu tầm tư liệu quý về báo chí

(Sóng trẻ) - Sáng ngày 16/8, tại tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập bảo tàng Báo chí Việt Nam. Buổi lễ có sự tham gia của các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho sự thành lập của bảo tàng. Trong đó có nhà báo Nguyễn Văn Thúy, nguyên Chủ tịch Liên hiệp Hội Nhà báo Văn phòng Quốc hội, người đã dành gần chục năm sưu tầm các tư liệu báo chí quý giá.

Gần chục năm sưu tầm bút tích của các nhà lãnh đạo

Với gần chục năm sưu tầm các hiện vật của báo chí, nhà báo Nguyễn Văn Thúy đã thu thập được hơn 6500 trang báo, bài báo, thuộc 150 ấn phẩm khác nhau từ năm 1945 đến nay.

Chia sẻ về lí do bắt đầu thực hiện công việc này, ông cho biết : “Trước đây, tôi là độc giả trung thành của tờ báo Cứu Quốc, báo Cờ Giải Phóng và một số tờ báo cách mạng khác nên tôi rất hay sưu tầm những bài báo hay. Đó là những bài báo phản ánh đầy đủ nhất về thời cuộc lúc bấy giờ”.

Sớm có niềm đam mê với nghề báo, từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường, rồi thời kỳ nhập ngũ, cho đến khi nghỉ hưu, nhà báo Nguyễn Văn Thúy đã viết cho rất nhiều tờ báo như Tiền phong, Quân đội nhân dân, báo Nhân dân… đặc biệt là giai đoạn gắn bó với thời kỳ đầu của báo Đại biểu nhân dân. Cũng chính vì vậy, công việc tìm kiếm của ông cũng gắn với những ấn phẩm liên quan đến mảng đề tài này. 

Nhà báo Nguyễn Văn Thúy đã tìm đầy đủ 15 tờ báo Quốc Hội được phát hành trong đợt Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1945-1946 (bản sao). Nài ra, trong bộ sưu tập của ông còn có cuốn các báo cáo tuyên truyền của Quốc hội từ năm 1946. 

Hiện nay, ông cũng đã tìm thấy nguồn bút tích của những đồng chí lãnh đạo gửi đến báo Người Đại biểu Nhân dân như: đồng chí Võ Chí Công, đồng chí Đỗ Mười, đồng chí Lê Khả Phiêu, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng… Tất cả những hiện vật quý báu này, nhà báo Nguyễn Văn Thúy đều đã hiến tặng cho bảo tàng.
 
6a87f706c_untitled.png
Nhà báo Nguyễn Văn Thúy đang tham quan các hiện vật tại buổi lễ (Ảnh: Somkhit)

Chia sẻ về những khó khăn trong suốt quãng thời gian dài thực hiện công việc sưu tầm của mình, ông cho biết: “Khó khăn đầu tiên là những nhà báo nắm giữ các hiện vật hiện nay đều đã cao tuổi,nên công việc tìm kiếm phải tiến hành nhanh chóng. Bản thân tôi cũng là người tuổi đã cao nên việc đảm bảo sức khỏe cho công việc đôi khi cũng gặp phải khó khăn. Hơn nữa nghiệp vụ chính của những người như tôi là làm báo, nên làm công việc sưu tầm cũng gặp phải không phải dễ dàng”.

Một trong những kỷ vật mà nhà báo Nguyễn Văn Thúy nhớ nhất trong quá trình tìm kiếm của mình là tấm ảnh chụp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kí Nghị quyết, quyết định chuyển Tạp chí Người đại biểu nhân dân thành Báo Người đại biểu nhân dân.

Không chỉ  là những hiện vật quý báu…

Sự kiện thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam là sự mong đợi của những người làm báo nói chung, đặc biệt là các nhà báo lão thành cách mạng. Những hiện vật sưu tầm là những tư liệu quý giá và có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Tham dự buổi lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nhà báo Nguyễn Văn Thúy bày tỏ xúc động của mình: “Được tham dự buổi lễ long trọng như hôm nay, tôi thấy rất xúc động. Bảo tàng nhận được quyết định thành lập,đó là một vinh dự đối với các nhà báo.Với cá nhân tôi, tôi rất trân trọng điều đó”. 

Công việc sưu tầm của nhà báo Nguyễn Văn Thúy hiện nay vẫn đang tiếp tục được thực hiện. Hiện tại ông và các đồng nghiệp của mình đang sưu tầm chân dung và tóm tắt lí lịch của các đồng chí lãnh đạo Hội nhà báo là Đại biểu Quốc hội đến nay.

Nhà báo cũng mong rằng, bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật, tư liệu của những người làm báo qua các thời kỳ mà mỗi hiện vật còn là một câu chuyện, một bài học làm nghề mà các thế hệ đi trước để lại cho những nhà báo trẻ hiện nay.
                                                                                          Nhóm phóng viên

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN