Nét đẹp văn hoá đến từ nghề thổ cẩm người H’Mông

(Sóng trẻ) -  Nghề dệt thổ cẩm ở sapa là một trong những nghề nổi tiếng và có truyền thống lâu đời. Những trang phục nhiều màu cùng những hoạ tiết độc đáo được thêu dệt bằng chính những đôi bàn tay khéo léo của dân tộc người Mông. Nhưng ít ai biết đến để tạo ra những bộ đồ đẹp đẽ ấy phải trải qua 41 công đoạn mới tạo nên được.
 
Sự cầu kỳ, tinh tế trong khâu dệt vải lanh

Cũng như nhiều dân tộc khác, nghề dệt vải của dân tộc H'Mông có từ rất lâu đời. Nài việc hàng ngày làm trên nương rẫy ruộng đồng, người phụ nữ còn dành thời gian cho việc thêu, dệt thổ cẩm. Bằng sự cầu kỳ, tinh tế kỹ lưỡng trong từng hoa văn, nghề dệt thổ cẩm không chỉ đơn thuần chứa đựng tính thẩm mỹ mà còn là nét tâm linh truyền thống của dân tộc Mông có từ xa xưa.  Hình ảnh người phụ nữ lúc nào cũng gắn bó với khung cửi, với cây kim mũi cũng giống như một nét sinh hoạt thường ngày không thể thiếu vắng của họ. 


 
 
Sợi lanh được đem giã lanh và nối sợi người phụ nữ mông sẽ cuộn thành những búi nhỏ trên tay người phụ nữ

Quy trình tạo ra một tấm thổ cẩm của người Mông rất công phu. Tất cả phải trải qua 41 công đoạn, cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo mới tạo nên được những mảnh vải lanh trắng, mịn và đẹp. Đầu tiên người dân phải tách vỏ lanh, sau đó dùng sức để kéo sợi lanh. Công đoạn này, phải cần sự khéo léo kéo cho các sợi lanh đều nhau và không được đứt nửa chừng. Sau đó, những bó vỏ lanh được cuộn chặt lại rồi cho vào cối giã đánh bong hết bột chỉ, còn trơ lại sợi dai, rồi cuộn lại thành những con sợi lớn. Qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong, sợi lanh đã trắng, mềm hơn, tiếp đó là lúc những phụ nữ người Mông bắt đầu ngồi vào khung dệt của mình. 

 
Những sợi lanh được người phụ nữ tỉ mẩn dệt thành vải trên khung cửi 
 
Kỹ thuật nhuộm chàm độc đáo của người Mông

Không chỉ giỏi dệt vải, người Mông còn có kỹ thuật nhuộm chàm khó ai sánh được. Ở vùng núi phía Bắc có rất nhiều giống chàm thuộc họ khác nhau và mỗi dân tộc, mỗi vùng lại quen trồng và sử dụng một loại cây hợp với nhu cầu thẩm mỹ truyền thống của mình.

Chuẩn bị chàm để nhuộm là công việc tỉ mỉ,cần nhiều thời gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Khi thu hoạch, người Mông lựa ra một số cành đem giâm ở nơi đất ẩm, để làm giống cho vụ sau, rồi đem thân và lá chàm đem ngâm nước trong các thùng gỗ ghép lớn. Chờ cho thân cây và lá chàm mục, nhựa chàm tan hết vào trong nước, sau khoảng 2 – 3 ngày. Khi thấy nước ngâm chuyển sang màu xanh lá cây rất trong, người Mông mới vớt bã ra và cho vôi vào quấy đều lên. Khi dung dịch chàm vôi lắng xuống đáy thùng, người Mông chắt hết nước đi và dùng vải dày lọc khô thành cao chàm.

Thứ cao này đặc quánh, dành để dùng quanh năm, khi nào muốn nhuộm chàm thì chỉ cần lấy một ít cao chàm pha thêm chút rượu, rồi cho vào thùng quấy đều, đến lúc sủi bọt là có thể sử dụng được. Chỉ riêng kỹ thuật đốt vôi để lắng đọng nhựa chàm cũng đã là một nghệ thuật của người Mông, mà không mấy dân tộc nào có thể làm được. Từ việc chọn nguồn đá, đập đá, đào lò, đốt vôi, pha vôi tất cả đều được tiến hành một cách tỉ mỉ và theo những nguyên tắc đã được lưu giữ từ nhiều đời nay. Đó không chỉ là những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình sản xuất, mà còn là những nghi lễ mang nặng tính tâm linh. Phải chọn những nhũ đá hoặc tảng đá vôi xốp lỗ chỗ để có vôi chất lượng cao, phải chọn cành củi cứng để có nhiệt độ cao, còn xếp đá phải xếp những khối đá tảng phía đáy lò trước khi xếp những hòn đá nhỏ lên trên để bảo đảm thông khí cho vôi chín đều hơn.


Thổ cẩm được dệt bằng sơi lanh có một vẻ đẹp vô cùng độc đáo, ấn tượng

Tùy thuộc vào số lượng vải cần nhuộm, người dân lấy nước từ những khe núi trên cao trong vắt, lọc qua rá đựng tro và ngải cứu chảy vào thùng, trộn cao chàm với một ít rượu, bóp nhỏ và hòa vào thùng nước, sau đó khuấy thật mạnh dần từ đáy thùng, cho đến khi thùng nước mới sủi đầy bọt thì đậy lại. Cứ đều đặn mỗi ngày, lúc sáng sớm tinh mơ và lúc mặt trời xế bóng, thùng chàm lại được mở ra và tiếp tục quấy đều. Chỉ sau mấy ngày, thì cả thùng nước chàm đã dậy lên một mùi thơm dễ chịu. Để biết có phải thùng nước chàm đã sống rồi hay chưa chỉ cần múc một lượng nước chàm nhỏ trong thùng soi lên ánh sáng, nếu thấy có độ vàng trong và bọt sủi đều thì nước chàm đã sống và có thể bắt đầu dùng để nhuộm.
  
Những mảnh vải của người Mông luôn giữ được vẻ tươi mới do cách nhuộm rất cầu kỳ. Cuối cùng, sau khi đã tạo nên những mảnh vải đẹp, người phụ nữ sẽ tự tay dung chỉ màu thêu lên những hoạ tiết hoa văn đặc sắc để tạo nên những bộ trang phục thổ cẩm mang màu sắc riêng, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Mông. 

Nguyễn Thu Trang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN