Ngậm ngùi… chuyện học cao học!

(Sóng Trẻ) - Lâu nay, nói đến học cao học ai cũng nghĩ đó là niềm vui, sự vinh dự, nhưng ngậm ngùi thay đằng sau đó có biết bao số phận phải lựa chọn học cao học như một con đường cùng để có thể xin được việc làm.


Tôi đón chị N.T.Cài từ bến xe buýt. Những giọt nước mưa táp vào mặt khiến tóc chị bết thành từng lọn bám lấy vầng trán đầy lo âu. Trong gió lạnh, trong những tiếng ồn ào, trong hơi thở không giấu được sự mệt mỏi, chị nói lên ước mơ của mình:

- Chị sẽ thi cao học em à!

Nếu như tôi được nghe những câu nói ấy khi chị rạng rỡ trong ngày nhận bằng tốt nghiệp Đại học thì tôi sẽ rất mừng cho chị… Nhưng giờ đây chị lại là nhân viên tạp vụ cho một nhà hàng sau thời gian chờ đợi công việc… mới hay cuộc đời thật lắm gian truân.

234176b58_502e5455b3b8c339155d65ab346843ae_37342790.anh1.jpg

Làm nhân viên tạp vụ để kiếm tiền học cao học

( Ảnh minh họa ) 

Quê chị ở Nho Quan, Ninh Bình - một vùng đất bao quanh là núi và còn nhiều khó khăn. Gia đình chị đông anh em, bố là giáo viên đã về hưu, mẹ làm ruộng nên kinh tế cũng chẳng khá giả gì. Chị nuôi mơ ước được học đại học rồi ra làm cô giáo. Năm đầu tiên chị thi trượt, nhưng chị vẫn quyết tâm thi lại và năm sau đỗ vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bốn năm học, bố mẹ chị vừa phải vay ngân hang, vừa phải chắt bóp từng đồng lương ít ỏi để gửi cho chị ăn học. Chị bảo rằng: “May là nhà trường không yêu cầu đóng học phí”.

Tốt nghiệp trở về quê, chị mong rằng ước mơ sẽ thành hiện thực. Chị vẫn nghĩ học tại trường Sư phạm đầu ngành chắc chắn với chất lượng đào tạo tốt, mình lại được bằng khá thì sẽ dễ dàng xin việc. Nào ngờ tỉnh chị xét tuyển viên chức theo điểm tốt nghiệp… cái mà cho đến nay không một ai dám khẳng định có sự đồng đều về kết quả đào tạo cũng như đánh giá ở các trường khác nhau. Chị hụt hẫng vì bị đánh trượt. Chị kể về những ngày thất nghiệp ở nhà:

“Bốn tháng chị ở nhà dài hơn bốn năm học. Chị buồn quá nên đi làm Trung thu với bọn trẻ con. Bây giờ bọn trẻ con đi học cả ngày mình chẳng biết gõ đầu ai”.

Không đành lòng ở nhà nhìn bố mẹ làm việc quần quật mà mình không giúp được gì, chị trở lại Hà Nội xin việc. Mang hồ sơ đi gõ cửa các trường dân lập, có trường im lặng không nói gì, có trường lắc đầu vì “đủ giáo viên rồi”. Theo lời giới thiệu của một người bạn, chị lại xin vào làm cho một trường mầm non tư thục. Chị phải làm những việc như lau nhà, quét dọn. Làm được một tuần chị bỏ việc vì không được tôn trọng. Rồi chị mang đơn nộp vào một nhà hàng ăn trên Kim Mã.

Chị nói: “Còn biết làm gì hả em?”, rồi chị kể tiếp: “Thi đỗ đại học, ba năm đèn sách, đến kỳ cuối cùng đi thực tập, chị đã đứng trước học sinh để nói với nó khi được hỏi: vì sao biết nghề giáo khổ vậy mà cô vẫn thi vào? Chị bảo: ước mơ của các em rất đẹp, nhưng nếu không có những người như thầy cô thì ai sẽ là người nâng cánh ước mơ?”.

Tôi thầm hỏi: còn ước mơ của chị thì sao? Giờ đây chị chỉ mong mỏi được làm việc để nuôi sống bản thân, dành dùm chút ít để lấy tiền sang năm đi học cao học với hi vọng kết thúc hai năm học chị sẽ xin được việc. Hai năm với những bon chen trong cuộc sống, liệu rằng một cái kết có hậu có đến với chị?

Suy nghĩ việc học cao học. 

Cũng vào thời điểm này, những người bạn của tôi thi đỗ cao học cũng đã chuẩn bị xong thủ tục nhập học để chuẩn bị cho ngày 21 tháng 10 trường ĐHSP khai giảng khóa cao học K21. Có những học viên bước vào môi trường này nhằm nâng cao kiến thức, lại có những học viên học để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Cho dù họ bước chân vào học cao học với những mục đích khác nhau nhưng cái cuối cùng mà xã hội thu được đó là chất lượng giáo dục được nâng cao. Những niềm vui trong giáo dục ấy đã được nói nhiều nhưng nhìn lại những số phận, những tâm sự của sinh viên nuôi ước mơ bằng đủ nghề để học cao học, tôi lại thấy lo lắng. Bởi không ai có thể khẳng định rằng học cao học xong chắc chắn sẽ xin được việc.

Nhìn vào việc xét tuyển giáo viên ở cơ sở có quá nhiều điều phải bàn, chúng ta cũng phải suy nghĩ xem việc ưu tiên bằng thạc sĩ khi xét tuyển có thực chất là sự tiến bộ xã hội? Đơn cử như việc xét tuyển viên giáo viên ở Hải Phòng, thông báo từ sở giáo dục đào tạo ngày 10 tháng 5 là: Hồ sơ xét tuyển giáo viên được nhận từ ngày 14/5/2011 đến  hết ngày 28/5/2011 tại các cơ sở có chỉ tiêu tuyển dụng. Trong khi đó các trường sư phạm thời gian này mới tổ chức thi tốt nghiệp. Vào thời điểm cuối tháng 8, tôi về tận nơi thì được nghe dân phản ánh: Năm nay ra trường thì giờ nộp hồ sơ vẫn được nhưng phải có người quen biết, lệ phí nộp là hai trăm nghìn, nếu muốn dạy ở đâu thì phải có khoản tiền tương xứng để “lo chạy”. Phải nói lại rằng đây chỉ là dư luận, chưa thể kiểm chứng được nhưng mong rằng những tiêu chí xét tuyển sẽ được công bố rõ ràng để cử nhân sư phạm không phải bơ vơ trên con đường lập nghiệp.

                    

                                                          Lương Thị Bích

                                                           Lớp nghiệp vụ báo V22


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN