Nghề mới trên đất Mường Hòa Bình
(Sóng trẻ) - Những bãi gỗ dọc bờ hai bờ sông Đà thuộc các xã Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Yên Mông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình gần đây đã tạo việc làm cho nhiều người dân trong những ngày nông nhàn. Mảnh đất xứ Mường lại có thêm niềm vui mỗi khi gỗ về.
Hợp Thành – xã tiếp nhận số bãi gỗ nhiều nhất nhờ có vị trí tiếp nhận và vận chuyển thuận lợi. Gỗ được chuyển về bằng các xe ô tô trọng tải lớn trên tuyến đường bộ ven sông sau đó dồn gỗ về các bãi bồi lớn. Thương nhân cho dựng nhiều cầu vận chuyển nên các tàu thuyền lớn tập trung ngày một nhiều. Họ thuê người lao động với công việc chủ yếu dùng dao róc vỏ gỗ và khuân vác gỗ ra thuyền. Gỗ sau khi đưa lên thuyền được chở về các cảng phục vụ công nghiệp sản xuất giấy. Sau khi sơ chế gỗ tốt có thể làm mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và Nhật Bản.
Một bãi gỗ tại xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình thu hút nhiều người đến làm thuê
Hợp Thành – xã tiếp nhận số bãi gỗ nhiều nhất nhờ có vị trí tiếp nhận và vận chuyển thuận lợi. Gỗ được chuyển về bằng các xe ô tô trọng tải lớn trên tuyến đường bộ ven sông sau đó dồn gỗ về các bãi bồi lớn. Thương nhân cho dựng nhiều cầu vận chuyển nên các tàu thuyền lớn tập trung ngày một nhiều. Họ thuê người lao động với công việc chủ yếu dùng dao róc vỏ gỗ và khuân vác gỗ ra thuyền. Gỗ sau khi đưa lên thuyền được chở về các cảng phục vụ công nghiệp sản xuất giấy. Sau khi sơ chế gỗ tốt có thể làm mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và Nhật Bản.
Cầu vận chuyển gỗ xuống thuyền
Được biết thu nhập của nông dân làm thuê từ 100.000 đồng/ 1 ngày nếu người bóc khỏe, ít thì 50.000 đến 60.000 đồng/ngày. Thời gian công việc không cố định, gỗ về nhiều dân đến làm nhiều, không bắt buộc phải làm trong thời gian nào, công làm được tính bằng số lượng gỗ bóc được. Ngày thứ bảy, chủ nhật thường đông người làm hơn ngày thường. Khoảng 8 đến 11 giờ sáng và 2 đến 6 giờ chiều là thời gian lao động đông nhất. Tuy nhiên công việc chỉ thuận lợi trong ngày nắng còn ngày mưa cũng như việc làm đồng áng họ phải ngừng việc lại.
Phần lớn người bóc vỏ cây là phụ nữ còn việc khuân vác các khối gỗ do đàn ông đảm nhận. Nài dao dựa, găng tay và các vật dụng cá nhân người dân không được trang bị vật dụng bảo hộ lao động bởi họ chỉ là người làm thuê, không có sự ràng buộc nào với công việc này. Vỏ cây bóc ra không sử dụng đến có thể phơi khô chở về làm củi, vỏ keo khô rất bén lửa. Nhiều hộ gia đình đem xe bò ra chất đầy một xe về đun hoặc lọc vỏ cây bản to bó lại đem bán, giá bán tùy thuộc vào bó to nhỏ khác nhau từ 3.000 đến 5.000 đồng.
Phụ nữ trên bãi gỗ
Công việc chính của đàn ông
Vỏ cây được người dân m lại đem về phơi khô thành củi đun
Bác Nguyễn Thị Xanh (xóm Giếng, xã Hợp Thành) cho biết: “Cây keo chở về liên tục thì làm. Ngày nào nhàn rỗi, không phải đi làm đồng thì đi bóc vỏ keo kiếm thêm đồng nào mà cũng bớt thời gian kiếm củi." Cùng với nghề làm chổi chít, làm gạch,… xuất hiện từ nhiều năm nay, nghề bóc vỏ cây đã dần trở thành nghề phụ giúp nông dân có thêm việc làm kiếm một khoản thu nhập nhỏ hàng tháng ở xã Hợp Thành.
Trên bãi gỗ vẫn thường gặp một vài trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi tới m vỏ cây bỏ đi về làm củi. Khi tôi đến hỏi chuyện các em có phải bỏ học để đi làm nghề này không thì các em cho biết: bố mẹ không cho phép nghỉ học, chúng chỉ đến phụ giúp gia đình thôi. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng những người lao động không để cho con em mình thiệt thòi so với bạn bè cùng lứa, trẻ em cũng biết thương bố mẹ. Cái nghề xuất phát từ việc kinh doanh, kiếm tiền xong ở đó ta vẫn thấy cái khó nhọc của nông dân, tiếng cười nói kể chuyện mỗi khi đi làm và cả sự nỗ lực ngay từ những đứa trẻ.
Trẻ em cũng tới nhặt nhạnh da cây về đun củi
Phạm Thị Việt Hương
Báo ảnh K32
Báo ảnh K32
Cùng chuyên mục
Bình luận