Nghề tiễn đưa những người đã khuất về thế giới bên kia

(Sóng trẻ) - “Đỉnh điểm có hôm tôi bốc 30 cái mộ. Tôi và đồng nghiệp chạy hết công suất trong một đêm để kịp cho gia chủ “đoàn tụ” với người thân.” - Ông Đoàn Văn Mười làm nghề bốc mộ chia sẻ.

17 năm “tắm rửa” cho hài cốt 

Những ngày đầu đông, theo chân ông Đoàn Văn Mười vào khu nghĩa trang lúc nửa đêm để theo dõi chân thực quá trình làm nghề bốc mộ. Ông cùng một số đồng nghiệp tiến vào sâu bên trong. Trên tay là những chiếc đèn pin lập lòe đang soi đường đi qua những chiếc mộ khác. Có người cầm cuốc, người cầm xẻng, đó là đồ nghề của những người cải táng trong đêm”. 

Đồng nghiệp ông Mười đang chuẩn bị đồ nghề để bốc mộ
Đồng nghiệp ông Mười đang chuẩn bị đồ nghề để bốc mộ. (Ảnh: Thùy Linh)

 

Càng về đêm, nghĩa trang càng rõ hơn tiếng côn trùng và gió rét thổi từng cơn. Khi đã đến ngôi mộ, ông Mười 54 tuổi (An Hòa, Ninh Phong, Ninh Bình) bộc bạch: “Nghi thức bốc mộ tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được bởi thực tế công việc và cả yếu tố tâm linh. Nghề bốc mộ rất đặc biệt đối với tôi. Đây không chỉ là chuyện mưu sinh, tôi làm việc bằng cả cái tâm, đức đối với người đã khuất.”

Trước khi đến với nghề bốc mộ, ông Mười là một người nông dân bình thường. Ông biết đến nghề qua những người bạn cùng làng. Từ việc đi xem bình thường, dần đà ông bắt đầu thử nghề. Càng làm ông càng thấy yêu nghề cải táng hơn. Theo ông, nghề này không khó cũng không dễ nhưng cần có sự chịu khó chú ý, tính gan lì, không nhát tay là có thể bám nghề.

Những người đến với nghề bốc mộ, một là do duyên nghiệp, hai là do yêu thích việc tâm linh. Nhờ duyên số đã đưa ông Mười làm và gắn bó với nghề bốc mộ được 17 năm có lẻ. Đồng nghĩa là ông đã "tắm rửa" cho rất nhiều bộ hài cốt lúc nửa đêm. Nghề bốc mộ có thể khiến nhiều người có ánh nhìn lảng tránh, nhưng với ông đó là duyên nghiệp và niềm yêu thích suốt nhiều năm qua.


Những đêm dài làm việc

Để được thực hiện việc bốc mộ, trước tiên cần phải ký hợp đồng làm việc với gia chủ. Khi đôi bên đã thỏa thuận đầy đủ các điều kiện, ông Mười và đồng nghiệp mới bắt đầu được thực hiện công đoạn bốc mộ. 

Bốc mộ nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất rất phức tạp với nhiều công đoạn, đòi hỏi người làm nghề phải chuẩn bị kỹ lưỡng cả tinh thần và sức khỏe. 

Ông Mười bắt đầu xắn tay vào để chỉ đạo, phân công công việc của mọi người trong việc cất thêm một ngôi mộ, nạp thêm vào sổ tích lũy hành nghề của ông. Đến giờ được gia chủ định trước, ông cùng 3 người thợ nhanh chóng đi đào phần đất trên mộ ra xung quanh để đưa cỗ quan tài lên. Công việc này thường mất 1 - 2 tiếng đồng hồ. 

Ông Mười và đồng nghiệp cùng nhau phân chia công việc. 
Ông Mười và đồng nghiệp cùng nhau phân chia công việc. (Ảnh: Thùy Linh)

 

Sau đó, việc quan trọng nhất là rửa hài cốt sẽ được diễn ra vào buổi đêm và hoàn thành trước khi trời sáng. Giữa không gian yên ắng, ánh đèn pin vẫn lấp ló qua bụi cỏ rậm rạp, ông Mười nhẹ nhàng nhặt từng khúc xương của người quá cố đưa vào chậu nước sạch lau rửa sạch sẽ, tráng lại bằng nước thơm và xếp ngăn nắp bộ xương vào chiếc tiểu sành. 

Vừa làm ông Mười vừa tâm sự: “Khi bốc mộ thường chọn ngày, giờ đẹp, thường vào ban đêm yên tĩnh. Chính vì vậy nên làm nghề này mất nhiều sức. Tiền công của nghề này không đáng là bao đâu. Điều giữ tôi ở lại và tâm huyết với nghề bốc mộ là mong muốn “người còn sống yên lòng, người đã khuất yên mả”. Nhìn gia chủ xúc động khi được "gặp lại" người thân đã quá cố, tôi cũng mừng.”

Công đoạn bốc mộ đang được thực hiện cẩn thận, tỷ mỉ
Công đoạn bốc mộ đang được thực hiện cẩn thận, tỷ mỉ. (Ảnh: Thùy Linh)

 

Hơn 17 năm làm nghề bốc mộ, ông Mười chỉ có thể áng chừng đã bật nắp vài trăm chiếc quan tài. “Đỉnh điểm có hôm tôi bốc 30 cái mộ. Tôi và đồng nghiệp chạy hết công suất trong một đêm để kịp cho gia chủ “đoàn tụ” với người thân.” - ông Mười chia sẻ.

Dù vất vả đêm hôm, sương gió, đối diện với mùi tử khí, nhưng ông luôn tâm niệm nghề này cũng là làm phúc, đến bao giờ không làm được nữa thì mới nghỉ. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN