Nghị lực phi thường của người mẹ tàn tật có con đỗ thủ khoa Đại học

(Sóng trẻ) - Ngày nào cũng vậy, khi gà còn chưa kịp cất tiếng gáy, trên đường làng thôn Đại Lâm (xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) đã thấy một người phụ nữ gầy guộc với bàn tay co quắp, bước đi khó nhọc xách theo xô bánh mì bán dạo. 

Người phụ nữ đó là chị Nguyễn Thị Quế, người mẹ tàn tật với gánh hàng rong đã nuôi lớn cô con gái đỗ thủ khoa Đại Học Hà Nội.

Ngay từ lúc sinh ra, di chứng của bệnh viêm não đã khiến đôi chân chị Quế bị dị tật, tay trái co quắp gần như không thể làm gì. Chị cũng không thể phát âm rõ lời, chỉ có thể diễn tả bằng những tiếng ú ớ. 
Tuổi thơ cô độc, bị những đứa trẻ trong thôn xa lánh không dám lại gần, chị lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ trong căn nhà cũ kỹ, tối om, tài sản chẳng có gì nhiều nài chiếc tủ và cái giường lâu năm.
Năm 20 tuổi,  chị Quế mang thai rồi sinh Hiếu Hạnh - cô con gái nhỏ có cái tên được gửi gắm ước mơ sẽ trở thành một người hạnh phúc và hiếu thảo với bậc sinh thành. Chị không bao giờ tiết lộ về cha của Hiếu Hạnh, có ai hỏi, chị chỉ cười.

a7a496ee0_anh_1.bmp
Chị Quế từ khi sinh ra đã phải chịu nhiều thiệt thòi

Con gái ra đời như tiếp thêm luồng sinh khí cho cuộc đời bất hạnh của chị. Chị Quế vui vẻ, hoạt bát hơn, không ngừng cười nói dù chỉ là những tiếng ú ớ không tròn vành rõ chữ.

Con gái càng lớn, bản năng làm mẹ càng thôi thúc chị phải nghĩ cách kiếm tiền nuôi con. Một buổi sáng tinh mơ, cả làng ngỡ ngàng khi thấy chị cầm theo một xô đựng bánh mì, bánh rán và mấy i bim bim đi bán dạo. Từ đó, ngày mưa cũng như ngày nắng, hôm nào chị cũng đến lò bánh mỳ lấy 50 cái bắt đầu hành trình rong ruổi khắp các thôn xóm, kiếm từng đồng bạc lẻ nuôi con.

a7a496ee0_anh_2.bmp
 Gánh hàng dạo của người mẹ tàn tật

Tuy chân tay chị không được hoạt bát như người bình thường nhưng chị vẫn nhận biết được xung quanh. Khi được hỏi về đứa con gái duy nhất, chị vui lắm, cứ cười mãi không dứt chỉ lên những tấm bằng khen treo kín cả góc tường ú ớ vài câu mà chẳng ai rõ là chị nói gì. Trong căn nhà đơn sơ ấy thì có lẽ những tấm giấy khen kia là tài sản quý giá nhất với chị.

Hiếu Hạnh càng lớn càng nan nãn và học giỏi. Từ ngày đi học, con gái chị vẫn luôn là học sinh xuất sắc đứng đầu xã. Ngày Hiếu Hạnh cầm tờ giấy báo trúng tuyển, đỗ thủ khoa khối A, khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Hà Nội, hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc nức nở. Vui mừng nhưng gánh nặng trên vai chị cũng trở nên lớn hơn. Chị phải dậy sớm hơn để đi bán bánh mì, chắt chiu từng đồng để cho con đi học đại học. 

Từ ngày đi học Đại học, Hiếu Hạnh vẫn luôn duy trì thành tích xuất sắc khi 3 năm liền nằm trong top sinh viên xuất sắc, liên tiếp nhận được học bổng. Hiểu được hoàn cảnh của gia đình, nài thời gian học Hạnh còn đi làm gia sư, kiếm thêm chút tiền thu nhập trang trải cuộc sống. Thỉnh thoảng dành dụm được ít tiền lại gửi về biếu mẹ để mẹ mua thuốc: "Vừa học vừa làm đúng là hơi vất vả nhưng cứ nghĩ đến mẹ ở nhà là em lại chẳng thấy mệt nữa". Năm cuối Đại học, cũng như bao sinh viên khác, Hạnh cũng vất vả với những bài tập, đồ án, thực tập nhưng chưa bao giờ Hạnh bỏ cuộc: "Để cân bằng giữa việc học và việc làm em chỉ biết cố gắng để làm tốt tất cả mọi thứ thôi".

Không phụ công mẹ, con gái chị luôn nỗ lực hết mình với một ước mơ giản dị “Chỉ cần thấy mẹ cười thì với em mẹ vẫn là đẹp nhất. Đời mẹ em khổ nhiều rồi nên em chỉ ước mơ sau này thành công để mẹ được sống trong đủ đầy, hạnh phúc”.

Video về cuộc sống của chị Quế


Khánh Ly

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN