Người lính xứ Nghệ trở thành nhà khoa học

(Sóng Trẻ) - Từ một người lính 18 tuổi ra chiến trường, ông trở thành giáo sư, tiến sỹ đầu ngành với việc thành thạo 4 nại ngữ, đóng góp nhiều công trình khoa học cho xã hội… Đó là Đại tá, GS,TS. Hà Văn Mạo - Chuyên gia ngành Tiêu hóa Quân đội.

GS.TS Hà Văn Mạo sinh ngày 01/01/1928 ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh trong gia đình thuộc dòng họ Hà có truyền thống hiếu học và nhiều người có công với đất nước như: Hà Công Trình, Hà Công Lực được công nhận là Danh nhân văn hóa.

Năm 1936, khi cha nhận chức tri phủ ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, GS, TS. Hà Văn Mạo theo cha vào học lớp 1 đến hết lớp 3 ở trường Quốc học Huế, cùng thời với GS Hoàng Tụy.

Đến năm 1946, GS, TS. Hà Văn Mạo đỗ tú tài toàn phần ở Quốc học Huế với 2 bằng Triết học và Toán dưới sự dạy dỗ của GS.Nguyễn Lân, GS. Nguyễn Thúc Hào, GS. Tạ Quang Bửu. Sau đó ông ra Hà Nội học trường y.

                    0924a93f8_c879c74cff128f0091bc09c252613d64_39764396.anh1.jpg 

                                        GS Hà Văn Mạo khi còn học ở trường Quốc học Huế

                                           (Người đứng thứ 5 từ trái qua phải hàng thứ 2)

phía trên là các giáo sư người Pháp và người Việt (GS Nguyễn Lân ngồi thứ 4 từ trái qua, hàng trên)

Những ngày theo kháng chiến

Năm 1946, khi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Y Hà Nội, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông khăn gói theo kháng chiến.

Đến năm 1948 – 1950, GS, TS. Hà Văn Mạo vừa học tập tại trường Y vừa làm y sĩ điều trị của trường Y khoa Việt Bắc. Ông làm cán bộ của đội phẫu thuật lưu động do GS Tôn Thất Tùng làm trưởng đoàn, đi phục vụ các chiến dịch như chiến dịch Hoàng Hoa Thám, chiến dịch Hòa Bình.

Năm 1950 –1955, ông ở chiến trường Tả Ngạn và làm Trưởng Ban Quân y khu Tả ngạn và kiêm Phó phòng Hậu cần của Quân khu Tả ngạn. Lúc đó, có đồng chí Đỗ Mười (sau này là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam) làm Chính ủy Quân y khu Tả ngạn.

GS,TS. Hà Văn Mạo nhớ lại: “Thời kỳ đó, khu Tả ngạn là chiến trường ác liệt nhất của miền Bắc, từ Hữu ngạn sang Tả ngạn vào chiến trường rất vất vả  vì  đường có địch phục kích, mình phải đi vào ban đêm.” Mấy năm ở Tả ngạn, ông có làm công tác xây dựng y tế, trực tiếp phẫu thuật cho các anh em thương binh ở đấy.

Năm 1965, GS, TS. Hà Văn Mạo hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, ông vào chiến trường miền Nam. Tháng 10/1965, ông là bí thư chi bộ cùng GS. Nguyễn Thúc Tùng làm trưởng đoàn, cùng với tiểu đoàn đi bộ trên đường gần ba tháng mới đến chiến trường B.

Hành trình trở thành nhà khoa học

Năm 1974, sau 9 năm trong chiến trường B ông được quân đội điều động ra miền Bắc, và được cử sang Cộng hòa Dân chủ Đức làm thực tập sinh. Trong thời gian 2 năm (1974-1976), ông đã được tiếp cận và học tập từ những giáo sư đầu ngành về gan của Cộng hòa Dân chủ Đức.

Năm 1976, về nước, GS,TS. Hà Văn Mạo đã bắt tay hợp tác với ông Ôcuda, người Nhật, là Chủ tịch của Hội gan mật thế giới lúc bấy giờ.

Niềm đam mê khoa học của GS, TS. Hà Văn Mạo được hình thành ngay trong thời gian ở chiến trường Tả ngạn với đề tài khoa học “Bảo vệ thương bệnh binh trong hầm bí mật” và đề tài “Hội chứng bỏng buốt thần kinh và kết quả điều trị bằng Filatov”. Về sau ông đã bảo vệ Luận văn tốt nghiệp Đại học Y khoa năm 1950 với đề tài này và được GS. Hồ Đắc Di, GS. Tôn Thất Tùng đánh giá rất cao.

                    09265e4a5_4248af0d531134edea9c03c894440180_39764397.anh2.jpg

    (Từ trái qua phải đứng thứ 3 GS Ôcuda, thứ 4 GS Hà Văn Mạo cùng các y, bác sĩ chụp ảnh kỷ niệm tại Viện     108 năm 1978)

Từ năm 1965-1974, ở chiến trường B nài việc khắc phục khó khăn do thiếu thốn về cơ sở vật chất, thuốc men… trong điều trị ông đã sáng tạo ra những phương pháp chữa trị đem lại hiệu quả rất cao trong giai đoạn đó như “Soi trực tràng bằng ống nứa tự tạo và đèn pin”. Với phương pháp này, ông được Cục trưởng Cục Hậu cần tuyên dương là một tấm gương sáng tạo khắc phục khó khăn ở chiến trường, trong dịp tuyên dương chiến sĩ Quân khu V.

Nài ra ông còn nghiên cứu một loại lá cây rừng để điều trị vết thương cho thương bệnh binh và đã tổng kết thành đề tài “Nhận xét về tác dụng nước rễ cây lăng-tơ-luyn trong điều trị vết thương phần mềm”…

Những công trình nghiên cứu khoa học của GS.TS Hà Văn Mạo trong thời gian kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã có tác dụng và hiệu quả lớn lao trong điều trị thương bệnh binh ở hoàn cảnh chiến trường khó khăn, thiếu thốn thuốc men và dụng cụ y tế.

Từ năm 1977 đến 1988, ông là Chủ nhiệm Khoa Tiêu hóa Bệnh viện 108, kiêm giảng viên Học viện Quân y. Ông đã đóng góp nhiều đề tài khoa học trong đó có những đề tài tiêu biểu như: Phát hiện Bệnh ung thư dạ dày sớm bằng Nội soi dạ dày sợi mềm và sinh thiết; Tổng kết kinh  nghiệm chẩn đoán và điều trị ung thư gan nguyên phát (đề tài cấp Viện); Tác hại lâu dài của Dioxin đối với sức khỏe con người và biện pháp khắc phục; Bệnh ung thư  gan nguyên phát, phòng và chữa; Xây dựng dây chuyền sản xuất Gacavit (đề tài cấp Nhà nước)….

Đặc biệt đề tài “Phương pháp sản xuất Gacavit-chế phẩm từ dầu gấc” của  GS,TS. Hà Văn Mạo cùng Dược sĩ Đinh Ngọc Lâm, được Cục sáng chế Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp bằng độc quyền, Giải pháp hữu ích số 111 - 0017 ngày 24/08/1990.

GS,TS. Hà Văn Mạo nói về sự đam mê theo đuổi nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực điều trị ung thư gan nguyên phát: “Tôi thấy có nhiều bệnh nhân chết vì ung thư gan, do gan to, nhiều trường hợp cấp cứu không được. GS. Tôn Thất Tùng mổ rất giỏi nhưng nhiều khi cũng không cứu được, nhiều người còn chết ngay trên bàn mổ vì bệnh đã nặng. Cho nên, tôi thấy rằng mình phải làm thế nào để nghiên cứu về bệnh gan, bệnh ung thư gan, vì căn bệnh này đã  giết chết nhiều người, trong đó có những đồng đội của tôi”.

Nài nghiên cứu khoa học, GS,TS. Hà Văn Mạo còn là người có công trong bồi dưỡng, đào tạo nhiều đội ngũ bác sĩ chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ chủ chốt trong ngành y. Có những học trò xuất sắc của ông hiện tại đang là Viện trưởng, Viện phó của những bệnh viện lớn của Trung ương.

Nài ra, ông còn đảm trách những cương vị quan trọng trong những năm tháng công tác của mình như:  Ủy viên chấp hành Hội Ung thư Việt Nam (từ 1996); Ủy viên Ban liên lạc quốc tế Hội Tiêu hóa Nhật Bản, Mỹ (1996-2000); Ủy viên Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Giáo dục của Tổ chức Tiêu hóa thế giới (OMGE); Thành viên Viện Hàn lâm Khoa học New York, Hoa Kỳ (từ 1998); Cố vấn Khoa học Hội nghị Tiêu hóa toàn quốc Philippin (1996), Thái Lan (1998), Úc (2001)…

Với quá trình miệt mài nghiên cứu khoa học  và đóng góp cho nền y học nước nhà, GS,TS. Hà Văn Mạo đã được trao tặng 12 Huân, Huy chương các loại, Thầy thuốc Nhân dân.

Mặc dù đã bước sang tuổi 84 nhưng GS,TS. Hà Văn Mạo vẫn đam mê nghiên cứu khoa học và đào tạo thế hệ kế cận, hiện tại ông vẫn đang hướng dẫn hai luận án tiến sĩ sẽ bảo vệ vào cuối năm 2011 này…

                   0928f9e79_187e2e4f2a23293fe1c7a31aac491a26_39764543.anh3.jpg

                                 GS.TS Hà Văn Mạo miệt mài nghiên cứu khoa học ở tuổi 84

GS,TS Hà Văn Mạo là người chiến sĩ, người thầy, nhà khoa học đã và đang dành trọn tâm huyết và tài năng cho nền khoa học nước nhà. Ông còn là một tấm gương sáng trong việc nghiên cứu khoa học cho nhiều thế hệ sau noi theo.

Trần Quang Huy
Lớp Báo in K30B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN