Người phụ nữ hơn 40 năm giữ gìn vị bánh đúc Việt
(Sóng Trẻ) - Sự dẻo thơm của bánh xen lẫn vị đậm đà của nước dùng, nhân thịt, hành khô...Tất cả đã tạo nên một hương vị bánh đúc khó quên trên phố Lê Ngọc Hân. Chủ nhân của làm ra chúng là bà Phạm Thị Nội - Người dành hơn 40 năm cuộc đời với món bánh đúc.
Gánh bánh đúc từ quá khứ
Ngay từ thuở bé, nhiều lần chứng kiến mẹ mình làm các công việc từ chọn gạo, xay gạo cho đến quấy bánh…từng bước làm dần in trong đầu để rồi bà Nội trở nên quen thuộc với món bánh trắng trong nấu từ bột gạo này.
Bát bánh đúc nóng hổi, thơm nn của quán bà Nội.
Nhìn nhiều thành quen, bà Nội ngày đó cũng học theo mẹ, thử nấu món bánh tưởng chừng rất dễ này. Khi mới bắt tay vào nấu thử những mẻ đầu tiên, bà nấu hỏng rất nhiều mà theo lời bà là “không nhớ nổi đã có bao nhiêu nồi bánh đúc bị nấu hỏng rồi đổ đi nữa”. Sắm nguyên liệu đầy đủ mà lỡ có nấu không nn, không đúng là mẹ mắng ngay. Bà kể: “Nấu bánh đúc cầu kỳ lắm, không phải ai cũng làm được, mình phải lựa nguyên liệu thật nn, thật chuẩn mới làm được”. Sau nhiều lần ngậm ngùi đổ những mẻ bánh hỏng đi, khi đã quen thuộc với cách nấu, đong bột... mẻ bánh “chuẩn chỉnh” đầu tiên đã ra đời.
Bà Nội đang khuấy nồi bánh đúc.
Nấu ra được bát bánh đúc nn là cả một sự kỳ công nhưng đưa bát bánh đúc ấy đến với mọi người để ai cũng có thể thưởng thức thì khó hơn nhiều. “Quán to như bây giờ là mãi sau mới có, còn ngày trước là cô gánh hàng rong đi bán thôi!”, bà Nội hào hứng kể lại.
Hoá ra, trong những năm tháng bao cấp khó khăn, bên cạnh việc ngày ngày gánh hàng đi bán bà còn làm cả công việc trong hợp tác xã, trong tổ phục vụ. Khi xong việc ở Hợp tác xã thì gánh bánh đúc lại cùng bà đi khắp các phố xung quanh phố Lê Ngọc Hân để bán. Cứ như thế duy trì song song hai công việc một lúc, vừa đi làm lại vừa giữ được niềm yêu thích với nghề bánh đúc học từ mẹ.
Tuy rằng, khi đó chỉ bán rong dọc đường nhưng gánh bánh đúc của bà không khi nào vơi khách. Sau này, chế độ bao cấp không còn, bà Nội không làm công việc trong tổ phục vụ ở hợp tác xã nữa mà chuyển hẳn về bán hàng. Để ổn định hơn, gánh hàng rong dần chuyển vào trong con ngõ nhỏ giữa nhà số 8 và số 10 trên phố Lê Ngọc Hân.
Giữ gìn truyền thống gia đình
Bà Nội được học cách làm bánh đúc từ mẹ, bắt đầu từ một sự yêu thích của con trẻ rồi lớn dần thành niềm đam mê khó bỏ. Bà cho rằng bánh đúc là một món ăn từ dân gian xuất phát từ đời sống thường ngày của nhân dân nên càng phải trân quý món ăn giản dị này. Cũng vì quá yêu quý cái nghề này, nên bà không tiếc công giữ gìn để rồi truyền lại lửa nghề cho các con của mình.
Không chỉ dạy các con về phương pháp làm bánh, bà còn gửi gắm hy vọng giữ gìn được nghề truyền thống của gia đình hơn mấy chục năm qua, để bát bánh đúc qua bao nhiêu năm tháng không bị mai một trong vô vàn các món ăn mới du nhập vào đời sống con người Hà Nội. “Nếu không giữ được nghề, cô sẽ cảm thấy rất tiếc”, bà Nội trầm tư suy nghĩ. Hiện nay, mọi thành viên trong gia đình đều tham gia vào công việc làm bánh đúc, đó không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ trước.
Bà Nội đang chuẩn bị bát bánh đúc cho khách.
Không chỉ có tâm với nghề, bà Nội còn có cái tâm của người bán hàng. Cửa hàng của bà mở từ 8 giờ sáng đến 21 giờ tối, lúc nào cũng bán không ngơi tay. Bà Nội bảo, bà không muốn khách đi, chỉ mong khách đến cửa hàng là có đồ để thưởng thức, khách đã không nề hà vất vả đến ăn thì mình không thể để khách ra về tay không được.
Bên cạnh đó, điều bà Nội tâm đắc nhất, chính là chưa bao giờ tăng giá món ăn của mình dẫu thị trường nài kia có trải qua bao biến động đi chăng nữa. Bởi vì tính cách hình thành từ khi còn ở tổ phục vụ, bà Nội luôn mong muốn bất cứ ai cũng có thể đến quán mình ăn được một bát bánh đúc thơm nn mà không lo lắng về giá cả. “Giá cả cứ như bây giờ, cô không làm giàu nhanh được, nếu không chịu đựng được nữa thì tính sau, chồng trông xe nài kia, bác và các con cùng nấu ăn trong này thế là thoả mãn rồi!”.
Chính bởi giá cả hợp lý cùng với đó là hương vị bánh đúc đặc biệt không nơi nào có nên quán ăn của cô lúc nào cũng đông khách. Cô tự hào kể với chúng tôi, có ông cụ ăn ở đây từ lâu rồi, đến già không tự đi ăn được nữa thì bảo con cháu đi mua mà không mua đúng vị thì không mua. Bạn Nguyễn Xuân Mỹ, đến từ Hà Nội cũng chia sẻ: “Mình đến quán ăn bánh đúc mỗi tuần một lần, nước dùng ở đây rất nn, rất đặc biệt”.
Quán ăn của bà lúc nào cũng đông khách.
Giờ đây, khi ở cái tuổi 61, bà Nội chỉ có một mong mỏi duy nhất, đó là vẫn giữ được sức khoẻ để tiếp tục làm nghề, phục vụ những món ăn bình dị, dân dã cho mọi người và giữ gìn, phát huy được truyền thống của gia đình.
Huyền Trang – Lê Huyền
Cùng chuyên mục
Bình luận