Độc đáo lễ hội đua thuyền vùng biển Thanh Hóa

(Sóng trẻ) - Đã từ lâu lễ hội đua thuyền được xem là nét  sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của người dân Ngư Lộc. Đây là một trò chơi tập thể có sức thu hút lớn đối với người tham gia và cả người xem, cuộc đua không chỉ là sự cạnh tranh giữa các thuyền đua  mà nó còn là cuộc đua giữa các cộng đồng dân cư với nhau.

Trước đây, lễ hội đua thuyền là một phần không thể thiếu của lễ hội cầu ngư thường diễn ra vào ngày 22-23 tháng 2 (âm lịch) của những ngư dân vùng biền của huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. 

Làng Diêm Phố có bốn xóm là Đông, Đoài, Nam, Bắc, mỗi xóm phải chọn một chiếc thuyền tốt, lau chùi sạch sẽ, kéo lên bờ để cho khô, có thể ghép thêm tấm ván ở đầu và đuôi thuyền. Bên nài thuyền dùng sơn các màu vẽ trang trí đầu rồng ở đầu thuyền và đuôi rồng ở cuối thuyền. 

1e2a5ba8e_dua_thuyen_2.jpg
Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân theo dõi, cổ vũ nồng nhiệt

Đội quân bơi được lưa chọn trong xóm gồm 24 người con trai tuổi từ 18 đến 30, có sức khỏe, có tay nghề sông biển giỏi. Trang phục của quân bơi là mọi người đều đóng khố bằng vải màu nâu thẫm, thắt ngang lưng dải lụa màu xanh, đầu chít khăn đầu rìu bằng vải màu đỏ. Mỗi thuyền đều có một người hoa tiêu, một người cầm lái, một người tát nước, năm người cầm chèo, mười sáu người cầm dầm bơi.

Địa điểm đua thuyền là đoạn biển từ đầu làng đến cuối làng dài khoảng 1 km, hai đầu đều cắm tiêu làm mốc. Trước khi vào cuộc đua, các thuyền đua và quân bơi phải tập trung ở vị trí quy định sẵn sàng chờ lệnh. Trọng tài là các chức sắc và một đến hai cụ cao tuổi trong làng. 

1e2a5ba8e_dua_thuyen_5.jpg
Các đội đua ra sức hết mình để đem vinh quang về cho đội đua

Một hồi trống nổi lên, người chỉ huy phất cờ lệnh, chiêng trống náo động, tất cả các quân bơi đều nhảy xuống thuyền của xóm mình. Khi người cầm lái hướng mũi thuyền vào cuộc, theo hiệu gõ tất cả các tay bơi đều đều dồn sức vào dầm, vào bai chèo cho thuyền lướt trên sóng trong tiếng reo hò cổ vũ của hàng ngàn người xem. Các thuyền phải đi hết "ba khoanh sáu lượt" vòng qua hai cột tiêu. Thuyền nào về trước tiến thẳng vào bờ trong tiếng hò reo vang dội của dân làng. 

Giải thưởng khi đó là những tấm nhiễu, tấm lụa và các quan tiền đồng. Dù thắng hay thua quân bơi của cả bốn thuyền đều được nhân dân rót rượu chúc mừng và đốt pháp để đón tiếp. Sau đó cả làng mở tiệc khao quân, cuộc vui này kéo dài tới tận khuya.

Ngày nay, trò đua thuyền vẫn được người dân nơi đây giữ gìn thậm chí còn được phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên,cùng với sự thay đổi của cuộc sống trò chơi xưa cũng có một số thay đổi, hội đua thuyền ngày càng được tổ chức quy mô và trở thành một hoạt động văn hóa độc lập. Ngày nay Diêm Phố đổi thành xã Ngư Lộc trong đó xã được chia làm bảy thôn: Thành Lập, Nam Vượng, Bắc Thọ, Chiến Thắng, Thắng Lộc, Thắng Phúc, Thắng Tây, ứng với đó là bảy thuyền đua. 

Trang phục ngày nay của quân bơi cũng có khác trước, để phân biệt, mỗi đội bơi phải mặc quần áo một màu khác nhau, đầu chít khăn cùng màu với quần áo. Trong mấy năm trở lại đây trò chơi này thường được tổ chức vào dịp Quốc khánh mùng 2 tháng 9, lễ hội được kéo dài từ ngày 30 tháng 8 đến ngày mùng 2 tháng 9. Đội vô địch là đội có 3 ngày đua đạt tổng số điểm cao nhất, những thuyền giành được thắng lợi đều có phần cùng những lời reo hò chúc mừng của các cổ động viên.

1e2a5ba8e_dua_thuyen_4.jpg
Lễ hội đua thuyền là một nét đẹp trong văn hóa của người dân vùng biển

Trò đua thuyền là một nét đẹp trong văn hóa của người dân biển,được tham gia trò chơi là mong muốn của  rất nhiều người con làng Diêm phố. Theo thời gian, các trò chơi truyền thống  ngày càng bị mai một song trò chơi đua thuyền thì vẫn được lưu truyền và phát huy cho đến tận ngày nay.
                                                                                             Đỗ Hoa
CNXHKH 33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc mở phòng trưng bày dành riêng cho "Oegyujanggak Uigwe"

Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc mở phòng trưng bày dành riêng cho "Oegyujanggak Uigwe"

Tin nổi bật1 giờ trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc (NMK) sẽ chính thức khai trương phòng trưng bày cố định đầu tiên dành riêng cho bộ sưu tập "Oegyujanggak Uigwe" vào thứ sáu,15/11.

196 thầy cô được vinh danh trong lễ trao giải “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”

196 thầy cô được vinh danh trong lễ trao giải “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - Ngày 14/11, lễ trao giải "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” diễn ra tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Chúng ta thường ít lắng nghe hơn trong thời đại ngày nay

Chúng ta thường ít lắng nghe hơn trong thời đại ngày nay

Tin nổi bật3 giờ trước

(Sóng trẻ) - Là một hoạt động nghệ thuật trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội, chuỗi workshop âm thanh “Lắng Nghe Sâu” mang đến trải nghiệm âm thanh độc đáo giúp người tham gia tương tác, cảm nhận và kết nối với không gian xung quanh.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN