Những câu hát trên bàn tay

Sóng Trẻ - “Nước non Việt Nam ta, vững bền..” Những câu hát trong bài Quốc ca được “vang” lên đầy đặc biệt khi được cụ thể hóa bằng ngôn ngữ ký hiệu của trẻ khiếm thính. Mặc dù mang trong mình khiếm khuyết nhưng các em vẫn miệt mài tập luyện chào mừng ngày khai giảng và “hát” lên bằng cả trái tim mình.



Hòa chung không khí chào mừng ngày khai giảng trên cả nước, thầy trò khối điếc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương tập luyện cho ngày khai giảng bằng một cách rất đặc biệt. Trong mỗi buổi luyện tập, do độ tuổi, mức độ khuyết tất và khả năng nhận thức khác nhau nên thầy cô khá vất vả trong việc dạy các em từng câu hát để chào mừng ngày khai giảng một cách trọn vẹn nhất.

Khó khăn cũng như sự khổ luyện của cả thầy và trò được cụ thể hóa qua từng câu hát, được “ngân” lên đầy tự hào, bỏ qua những khiếm khuyết ngăn cản các em.

Em Mai Quốc Trưởng là tấm gương tiểu biểu cho hành trình vượt khó. Mặc dù 14 tuổi nhưng chỉ đang theo học lớp 2 nhưng ít ai biết đằng sau lại là cả một câu chuyện buồn. Mẹ ốm nặng, không có tiền học, trước đây em phải tự mày mò học ngôn ngữ ký hiệu. Sau này được tạo điều kiện ở nhờ nhà người thân, sáng nào em cũng dậy từ 5h sáng để chuẩn bị bắt xe bus từ Thanh Trì lên Cầu Giấy để đến trường như bạn bè đồng trang lứa. Và em chia sẻ: “Được đến trường dự lễ khai giảng cùng với những bạn học sinh khiếm thính khác, em thấy rất vui. Vì hôm nay, chúng em cũng có ngày khai giảng như những bạn học sinh bình thưởng khác”.

Dạy học trò khiếm thính thuộc lời bài hát và thực hiện các ký hiệu tay chuẩn xác là một công việc rất khó khăn và đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Vì không chỉ dạy cho các em động tác, vừa giải thich ý nghĩa của từng câu hát một cách rõ ràng để các em có thể hiểu được. Nhưng không vì thế mà nhà trường chấp nhận việc dạy qua loa, chiếu lệ. Các giáo viên miệt mài dạy dỗ và uốn nắn từng em học sinh từng động tác.

Cô Trần Thu Thảo chia sẻ: “Tập hát Quốc ca cho trẻ em khiếm thính là một công việc rất khó. Phải thật kiên nhẫn với các em và phải có tình yêu nghề thì mới có thể hoàn thành được việc dạy. Mặc dù chỉ vài câu hát thôi nhưng có ngày tôi phải tập cho các em đến cả trăm lần. Không chỉ dạy các em động tác mà còn phải bộc lộ tình yêu của mình với Tổ quốc thì các em mới có thể hiểu và thêm yêu lá cờ cũng như đất nước mình”. 

“Đoàn quân Việt Nam đi. Chung lòng cứu quốc. Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa…” Những câu hát được vang lên vào những dịp đặc biệt nhất, khiến chúng ta thêm tự hào về Tổ quốc. Nhưng còn gì đặc biệt hơn khi những câu hát được cất lên thành lời trên những đôi bàn tay nhỏ khuyết tật.

Dù sự ăn khớp giữa những tiếng hát trên những đôi bàn tay ấy chưa thực sự thuần thục nhưng những khúc trầm hùng của bài Quốc ca vẫn được các em thể hiện theo cách riêng của mình, và bằng cả trái tim.

Và quả thực, nhìn gương mặt của những học sinh cùng đôi tay nhỏ nhưng đầy tự hào khi “hát” lên giai điệu Tổ Quốc, chúng ta có thể hiểu được rằng những khiếm khuyết của cơ thể không hề làm thầy cô và các em học sinh ở đây chùn bước. Những chiếc gai nhọn có thể làm bàn chân rớm máu. Dù những khó khăn khi em không may mắn được hoàn thiện như những người bình thường từ khi sinh ra có thể sẽ khiến các em muốn buông xuôi. Nhưng chỉ khi đến đây, nhìn những nụ cười cùng gương mặt rạng ngời của các em trong ngày khai giảng, chúng ta sẽ hiểu được thêm nhiều điều. Cuộc sống tuy khiếm huyết nhưng không lành lặn chưa chắc đã là bất hạnh.

Dù không nghe thấy những âm thanh của cuộc sống nhưng các em vẫn tận hưởng đoạn vĩ thanh của riêng mình. Dù các em không có giọng nói nhưng các em vẫn “hát” lên bài Quốc ca trầm hùng bằng đôi tay của chính mình dưới lá Quốc kỳ một cách đầy tự hào. 

Và quả thực, chỉ khi đến đây, chúng ta mới thấm thía sâu sắc hơn về chân giá trị của con người. Nó không phụ thuộc vào vẻ nài, vào những điều mà một người có thể làm hay không thể hay vào cách mà thế giới đang nhìn nhận họ. Mà đó là cách mà họ nhìn nhận chính mình, tận dụng tất cả những gì mình có để khẳng định sự tồn tại của mình. Như những đứa trẻ đặc biệt tại khối Câm điếc trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương đang “hát vang” bài ca dân tộc.

Dẫu vẫn biết còn những khó khăn và ngọng ngịu khi dùng đôi tay để “hát” lên những giai điệu tự hào. Nhưng chỉ cần nhìn vào sự say sưa của các em và sự tận tụy của thầy cô thì chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng những câu từ của bài hát Quốc ca đã được cất lên theo cách tuyệt đẹp nhất trong ngày khai giảng.

Khánh Linh- TH36A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN