“Rùng mình” trước cảnh người dân đắp đất, trèo thang tự chế để để vào nhà

(Sóng trẻ) - Sau khi thông xe kỹ thuật, đường Nguyễn Văn Huyên (Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội) bỗng trở nên “thọt lỏn” so với những ngôi nhà mặt tiền từ 1,5 – 2m, nhiều hộ dân đã leo thang tự chế để vào nhà.

c4f7f7680_anh_2.jpg

Sau khi thông xe kỹ thuật dịp cận tết Ất Mùi, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài 500m với mức đầu tư kỷ lục 1000 tỷ đồng đã góp phần làm giảm áp lực giao thông cho đường Xuân Thủy – Cầu Giấy (quận Cầu Giấy). Tuy nhiên, hệ thống vỉa hè, ống nước vẫn đang được thi công gây ra nhiều phiền toái cho những hộ dân sống ở đó.

c4f7f7680_anh_2.1.jpg

Nhiều đoạn vỉa hè bị sụt lún, trơ trọi bê tông và ống dẫn nước khiến cho người dân không biết phải xử lý như thế nào.
4e29f87e0_anh_3.jpg

Thậm chí nhiều ống nước bị vỡ, nước thải chảy xuống vỉa hè, bốc mùi hôi thối.

c4f7f7680_anh_4.jpg

Một số đoạn vỉa hè thi công nham nhở khiến cho nền của những ngôi nhà thấp hơn từ 1,5 đến 2m. Nhiều người dân ở nài mặt đường phải bắc thang tự chế để vào nhà, còn người dân trong ngõ phải dựng tạm cầu gỗ để đi vào. 

c00708118_anh_5.jpg

Nhiều đoạn vỉa hè đã xây xong nhưng vẫn không “khả quan” so với một số những đoạn vỉa hè đang thi công bởi vì người dân vẫn phải bắc thang mới vào được nhà.

c00708118_anh_6.jpg

Nhiều người dân sinh sống trên con đường này phản ánh rằng, họ không dám để con em bước xuống một mình vào buổi tối.

c00708118_anh_7.jpg

Anh Nguyễn Trung Dung (ở tổ 22, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) cho hay: “Tính từ năm 1997 nhà tôi xây xong, tới nay khu vực này đã trải qua 3, 4 lần nâng nền ngõ vào đường, mỗi lần nâng ít thì 20cm, cao lên đến 30, 40cm. Nền đường nâng, nền cống nâng, bắt buộc hệ thống bể ngầm ống cống, nền nhà, bể phốt… của đều phải nâng theo. Và nhanh thì vài tháng, chậm thì 1, 2 năm. Mùa hè thì nhà máy mất nước do nền cao. Thêm vào đó là các nhà dân trong ngõ nhỏ, việc xây sửa ra vào đều bằng xe cải tiến, đất đá. Tính ra mỗi lần cũng mất cả trăm triệu.

c00708118_anh_8.jpg

Hàng chục ngôi nhà khác trên tuyến phố cũng trong tình trạng tương tự, người dân không biết xoay sở ra sao.

c00708118_anh_9.jpg

Tại đây, các công nhân đang tiếp tục hoàn thành các hạng mục thoát nước, vỉa hè,... họ cho biết một tháng sau sẽ bàn giao lại cho chủ đầu tư. Tuy nhiên theo quan sát của PV thì những bãi đất, đá lớn và vỉa hè nham nhở như vậy thì 1 tháng sẽ không thể hoàn thành được. Nỗi khổ vẫn chỉ có người dân gánh chịu.

Bài và ảnh
Cường Ngô


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Tọa đàm "Hộp ký ức 4.0": Lưu trữ những mảnh ghép lịch sử

Tọa đàm "Hộp ký ức 4.0": Lưu trữ những mảnh ghép lịch sử

Tin nổi bật18 phút trước

(Sóng trẻ) - Chiều 15/11, tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã tổ chức thành công toạ đàm "Hộp ký ức 4.0" nhằm hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11).

"Đô thị không có di sản là đô thị mất trí nhớ"

"Đô thị không có di sản là đô thị mất trí nhớ"

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - Đây là phát biểu của Tiến sĩ, Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Đức Vinh trong buổi tọa đàm “Di sản kiến trúc thời bao cấp - Duy trì và phát triển” diễn ra chiều ngày 15/11 tại Rạp Khăn Quàng Đỏ, Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Khói bụi bao trùm Taj Mahal, Ấn Độ siết chặt kiểm soát ô nhiễm

Khói bụi bao trùm Taj Mahal, Ấn Độ siết chặt kiểm soát ô nhiễm

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - Theo bảng xếp hạng trực tiếp của tập đoàn IQAir, Thủ đô New Delhi (Ấn Độ) có mức chất lượng không khí là 424, cao nhất trong số các thủ đô trên thế giới. Ngay lập tức, Ấn Độ đã áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm nghiêm ngặt.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN