Những “giáo viên” đi học

(Sóng Trẻ) - Hình ảnh những “giáo viên đi học” ngày càng phổ biến, nhất là trong các khối trường nại ngữ. Những người “giáo viên” đặc biệt này vừa là người dạy tiếng Việt cho người nước nài lại cũng là những người muốn tranh thủ trau dồi khả năng sử dụng nại ngữ của mình.

Lạ mà quen


Gia sư từ lâu đã trở thành khái niệm nghề nghiệp không còn xa lạ đối với sinh viên khi nhắc đến một part time. Sinh viên là người mang “chữ” của mình dạy cho những người có trình độ văn hoá thấp hơn. Tuy nhiên công việc gia sư ngày càng “lạ” bởi một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ năng động trong vai trò của những “giáo viên” đi học khi lựa chọn làm “giáo viên” dạy tiếng Việt cho người nước nài như một part time vừa để có thêm thu nhập, vừa giúp ích cho việc học tập. Gia sư lúc này vừa trong vai trò của người đi dạy vừa là những người “đi học”.

Cơ hội và thử thách


Những “giáo viên” này tuy không phải vượt qua những kì tuyển sinh để được “đi học” nhưng phải vượt qua thử thách về khả năng sử dụng ngôn ngữ “mẹ đẻ” và nại ngữ của mình. Yêu cầu đầu tiên đối với những họ là sự tự tin với vốn tiếng Việt. Họ cần có khả năng diễn đạt dễ hiểu thứ ngôn ngữ vốn được coi là “khá xương” đối với người nước nài này để người học không cảm thấy “sợ” tiếng Việt Nam. Bên cạnh đó, khả năng nghe, nói tiếng nước nài - thứ tiếng người dạy đang “đi học” là rào cản lớn nhất trong quá trình truyền đạt kiến thức. Thương, sinh viên khoa tiếng Hàn ĐH Hà Nội tâm sự: “vì vốn tiếng Hàn nghèo nên khi đi dạy mình phải mang theo từ điển, có những khi vừa nghe, phải vừa đoán để hiểu họ muốn nói gì”. Đôi khi “thầy” và “trò” muốn hiểu được nhau nài dùng từ điển phải “mượn” cả tiếng Anh và “ngôn ngữ cơ thể”.

22481adeb_giaovien001.jpg

Đối với công việc “lạ mà quen” này, gia sư gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình “dạy học”. Tuy nhiên, cơ hội học tập mới là điều họ quan tâm nhất. Dạy tiếng Việt cho người nước nài giúp họ tiếp xúc thường xuyên với người bản ngữ. Trong vai trò của người “dạy học”, việc ngại ngần trong thể hiện vốn nại ngữ còn hạn chế của những gia sư ít nhiều bị hạn chế, khả năng giao tiếp trong quá trình dạy và học sẽ được cải thiện đáng kể. Vũ Đăng- sv ĐH Nại Thương háo hức khoe về thành tích của mình sau 3 tháng đi dạy tiếng Việt: “mới đi dạy nhưng mình thấy phản xạ của mình trong việc nói tiếng Nhật nhanh hơn hẳn lúc trước”.

Theo chia sẽ của nhiều bạn làm công việc này, mỗi buổi học diễn ra khá thú vị và nhẹ nhàng thông qua quá trình trao đổi miệng, nhiều khi là những câu chuyện cởi mở…tạo không khí thoải mái trong quá trình “dạy và học” của cả 2 người.

Không những được rèn luyện khả năng nghe, nói nại ngữ, những sinh viên dạy tiếng Việt còn có cơ hội hiểu biết thêm về nước bạn qua những câu chuyện của người bản ngữ. Nhiều khi người dạy tiếng Việt thấy yêu công việc của mình hơn khi nghe được những tâm sự “Tây ta kết hợp” của “ học sinh” như trường hợp của Thương - sv ĐH Hà Nội với cậu trò nhỏ người Hàn: “sau này em không về Hàn Quốc. Em thấy ở đây very comportable”.

Đôi lúc những “giáo viên” cũng không tránh khỏi khó khăn với ngôn ngữ “ruột” của mình: “đi dạy như thế mình mới biết vốn tiếng Việt của mình còn thiếu quá nhiều. Nhiều từ “học sinh” hỏi mình phải hẹn ngày mai “trả bài” sau”- Vũ Đăng chia sẻ. Qua những khó khăn như vậy, việc dạy tiếng việt cho người nước nài cũng là cơ hội để các bạn trẻ “nâng cấp” vốn từ vựng của mình qua quá trình giao lưu ngôn ngữ.

Kỉ niệm khó quên


Những buổi dạy mà học như thế này thường để lại nhiều kỉ niệm vui với cả người dạy và người học. Đó là những câu nói ngộ nghĩnh, “được giản lược đến mức tối đa” của người học tiếng Việt mà chỉ người “giáo viên” mới biết hay những câu nói “ngây ngô” không kém của người dạy tiếng Việt mà chỉ “học sinh” mới hay. Đó cũng là điểm thú vị của công việc part time này.

Hình ảnh những “giáo viên đi học” ngày càng phổ biến, nhất là trong các khối trường nại ngữ. Đó là hình ảnh của một thế hệ sinh viên Việt Nam không muốn bỏ lỡ cơ hội tốt để học nại ngữ, hình ảnh một thế hệ trẻ Việt Nam năng động, hội nhập trong sự đề cao tinh thần học tập.

Thanh Hương

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN