Những mảnh đời hiếu học dưới chân núi Sóc
(Sóng Trẻ) - Mỗi em mà chúng tôi gặp là một mảnh đời, một hoàn cảnh khác nhau. Có em chưa từng được nhìn mặt cha từ khi sinh ra, có em mồ côi mẹ, có em cả cha và mẹ đều đang mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo, có em đến trường mà bụng không được no…Nhưng hội chung lại, tất cả các em đều là những tấm gương hiếu học, vượt qua khó khăn, chăm nan, học giỏi. Đó là những gì mà chúng tôi-nhóm tình nguyện viên của tổ chức VietHop ghi nhận được trong chương trình trao học bổng vừa qua tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội.
1. Những tấm gương học sinh nghèo vượt khó
Ngôi nhà đầu tiên mà chúng tôi ghé thăm là nhà của em Tạ Thị Thúy. Thúy là con thứ tư trong một gia đình có sáu anh em. Bố thì bị tai nạn gãy chân, mẹ đang bị giày vò bởi căn bệnh thoái hóa cột sống. Thu nhập của gia đình trông chờ hoàn toàn vào 1,6 mẩu ruộng.
Ý thức được nỗi vất vả của cha mẹ, Thuý luôn chăm nan, học giỏi, năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi huyện…Các em của Thuý cũng noi gương chị phấn đấu và luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
Rời nhà Thúy, chúng tôi đến nhà của em Đỗ Thị Nha Trang. Có lẽ Trang là người để lại cho chúng tôi những ấn tượng khó phai nhất. Cô bé mới 16 tuổi nhưng trên khuôn mặt luôn hiện rõ một nỗi buồn u uất. Em ít nói, trầm ngâm, giấu mình và ngại tiếp xúc.
Bố mẹ Trang đã ly dị nhau, sự tan vỡ của một mái ấm gia đình dường như là một cú sốc quá lớn khiến em không vượt qua nổi. Nhưng em đã luôn cố gắng và chăm chỉ học tập. Hiện em đang sống cùng với người bác gái vừa câm, vừa điếc! Chính em đã tự nguyện xin mẹ về đây ở cùng bác đề vừa đi học vừa chăm sóc bác.
Em Đoàn Thúy Hằng lại có một hoàn cảnh khác. Đón chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ ấm cúng, mẹ em cho biết: Hằng mồ côi cha từ khi mới em mới lên một tuổi, sự ra đi của một trụ cột gia đình để lại cho ba mẹ con một khoảng trống tinh thần không gì bù đắp nỗi. Để lo cho hai chị em Hằng, mẹ em đã phải vất vả ngược xuôi.
Nhưng dường như mọi sự vất vả đó tan biến khi bà kể về Hằng. Bà đã không giấu nổi vẻ tự hào: Em nó thương bác lắm, đi học về là lăn vào việc. Cả hai chị em điều đã tự lo được cho bản thân, có lúc còn rủ nhau lên huyện rửa bát thuê cho một nhà hàng để đổi lấy bữa cơm ăn hàng ngày và đem đồ về cho mẹ.
Khó khăn là thế, nhưng kết quả học tập của Hằng thì thật là ấn tượng, năm nào em cũng có điểm tổng kết trung bình trên 8,5. Riêng các môn Toán, Lý, Hóa đều đạt từ 8-9 điểm…Được hỏi về dự định và ước mơ trong tương lai, Hằng cho biết em muốn thi vào trường Đại học Nại Thương và trở thành một người thành đạt. Mong sao ước mơ của em trở thành hiện thực.
Cùng cảnh ngộ với Hằng là em Nguyễn Văn Hiệp Hưng. Mẹ em mất khi em còn rất nhỏ, bố em thì đang mang trong mình thương tật của chiến tranh! Trò chuyện với chúng tôi Hưng chia sẻ: ước mơ lớn nhất của em là thi đậu vào một trường đại học nào đó liên quan đến tiếng Anh, em thích học tiếng Anh lắm.
Ngôi nhà cuối cùng mà chúng tôi ghé thăm là nhà em Đinh Thị Huấn, khi chúng tôi đến em đang ốm, cả cha và mẹ Huấn cũng đang mắc phải những căn bệnh kinh niên khó chữa. Bày tỏ ước mơ của mình Huấn nói : em muốn thi vào sư phạm để làm giáo viên vì em muốn đưa kiến thức cho những em học sinh khác cũng nghèo như em.
2. Khi cha mẹ là điểm tựa vững chắc
Đến với Sóc Sơn, đến với những học sinh nghèo hiếu học nơi đây, chúng tôi ra về với nhiều tâm trạng khác nhau: Có nỗi thương cảm chỉ muốn trào ra đầu khóe mắt, có sự cảm phục nỗ lực vươn lên của các em, có niềm tin rằng những ước mơ của các em sẽ trở thành hiện thực. Chúng tôi tin lắm. Niềm tin đó có được từ những người cha, người mẹ chất phát, nghèo khó, nhưng đối với họ sự học của con cái luôn được đặt lên hàng đầu.
Cảm phục biết bao câu nói của phụ huynh em Nguyễn Việt Hưng: nhà tôi không còn gì đáng giá, nhưng nếu cần, đất tôi cũng bán để cho cháu nó học.
Cảm phục biết bao mẹ em Đoàn Thúy Hằng, đang mang trong mình nỗi đau của bệnh tật nhưng vẫn trên khuôn mặt vẫn luôn lộ rõ niềm vui, tự hào vì thành quả lao động của mình đã được bù đắp. Bác tâm sự: Nhiều khi đi làm về mệt lắm, nhưng thấy chị em nó đang chăm chỉ học bài lại thấy vui lên, mệt nhọc đi đâu hết cả.
Trên mảnh đất còn hằn in dấu chân Thánh Gióng thủa phá tan giặc Ân, những người cha, người mẹ sẵn sàng “hi sinh đời bố, cũng cố đời con”. Một bác nông dân đan bồ mà nuôi 7 đứa con ăn học, một cô giáo luôn luôn chăm lo cho những em học sinh nghèo vượt khó, cả vật chất lẫn tinh thần như những người con ruột thịt…Tất cả những con người như thế đã tạo nên dân tộc ta một truyền thống hiếu học lâu đời.
1. Những tấm gương học sinh nghèo vượt khó
Ngôi nhà đầu tiên mà chúng tôi ghé thăm là nhà của em Tạ Thị Thúy. Thúy là con thứ tư trong một gia đình có sáu anh em. Bố thì bị tai nạn gãy chân, mẹ đang bị giày vò bởi căn bệnh thoái hóa cột sống. Thu nhập của gia đình trông chờ hoàn toàn vào 1,6 mẩu ruộng.
Ý thức được nỗi vất vả của cha mẹ, Thuý luôn chăm nan, học giỏi, năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi huyện…Các em của Thuý cũng noi gương chị phấn đấu và luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
Rời nhà Thúy, chúng tôi đến nhà của em Đỗ Thị Nha Trang. Có lẽ Trang là người để lại cho chúng tôi những ấn tượng khó phai nhất. Cô bé mới 16 tuổi nhưng trên khuôn mặt luôn hiện rõ một nỗi buồn u uất. Em ít nói, trầm ngâm, giấu mình và ngại tiếp xúc.
Bố mẹ Trang đã ly dị nhau, sự tan vỡ của một mái ấm gia đình dường như là một cú sốc quá lớn khiến em không vượt qua nổi. Nhưng em đã luôn cố gắng và chăm chỉ học tập. Hiện em đang sống cùng với người bác gái vừa câm, vừa điếc! Chính em đã tự nguyện xin mẹ về đây ở cùng bác đề vừa đi học vừa chăm sóc bác.
Em Đoàn Thúy Hằng lại có một hoàn cảnh khác. Đón chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ ấm cúng, mẹ em cho biết: Hằng mồ côi cha từ khi mới em mới lên một tuổi, sự ra đi của một trụ cột gia đình để lại cho ba mẹ con một khoảng trống tinh thần không gì bù đắp nỗi. Để lo cho hai chị em Hằng, mẹ em đã phải vất vả ngược xuôi.
Nhưng dường như mọi sự vất vả đó tan biến khi bà kể về Hằng. Bà đã không giấu nổi vẻ tự hào: Em nó thương bác lắm, đi học về là lăn vào việc. Cả hai chị em điều đã tự lo được cho bản thân, có lúc còn rủ nhau lên huyện rửa bát thuê cho một nhà hàng để đổi lấy bữa cơm ăn hàng ngày và đem đồ về cho mẹ.
Khó khăn là thế, nhưng kết quả học tập của Hằng thì thật là ấn tượng, năm nào em cũng có điểm tổng kết trung bình trên 8,5. Riêng các môn Toán, Lý, Hóa đều đạt từ 8-9 điểm…Được hỏi về dự định và ước mơ trong tương lai, Hằng cho biết em muốn thi vào trường Đại học Nại Thương và trở thành một người thành đạt. Mong sao ước mơ của em trở thành hiện thực.
Cùng cảnh ngộ với Hằng là em Nguyễn Văn Hiệp Hưng. Mẹ em mất khi em còn rất nhỏ, bố em thì đang mang trong mình thương tật của chiến tranh! Trò chuyện với chúng tôi Hưng chia sẻ: ước mơ lớn nhất của em là thi đậu vào một trường đại học nào đó liên quan đến tiếng Anh, em thích học tiếng Anh lắm.
Ngôi nhà cuối cùng mà chúng tôi ghé thăm là nhà em Đinh Thị Huấn, khi chúng tôi đến em đang ốm, cả cha và mẹ Huấn cũng đang mắc phải những căn bệnh kinh niên khó chữa. Bày tỏ ước mơ của mình Huấn nói : em muốn thi vào sư phạm để làm giáo viên vì em muốn đưa kiến thức cho những em học sinh khác cũng nghèo như em.
2. Khi cha mẹ là điểm tựa vững chắc
Đến với Sóc Sơn, đến với những học sinh nghèo hiếu học nơi đây, chúng tôi ra về với nhiều tâm trạng khác nhau: Có nỗi thương cảm chỉ muốn trào ra đầu khóe mắt, có sự cảm phục nỗ lực vươn lên của các em, có niềm tin rằng những ước mơ của các em sẽ trở thành hiện thực. Chúng tôi tin lắm. Niềm tin đó có được từ những người cha, người mẹ chất phát, nghèo khó, nhưng đối với họ sự học của con cái luôn được đặt lên hàng đầu.
Cảm phục biết bao câu nói của phụ huynh em Nguyễn Việt Hưng: nhà tôi không còn gì đáng giá, nhưng nếu cần, đất tôi cũng bán để cho cháu nó học.
Cảm phục biết bao mẹ em Đoàn Thúy Hằng, đang mang trong mình nỗi đau của bệnh tật nhưng vẫn trên khuôn mặt vẫn luôn lộ rõ niềm vui, tự hào vì thành quả lao động của mình đã được bù đắp. Bác tâm sự: Nhiều khi đi làm về mệt lắm, nhưng thấy chị em nó đang chăm chỉ học bài lại thấy vui lên, mệt nhọc đi đâu hết cả.
Trên mảnh đất còn hằn in dấu chân Thánh Gióng thủa phá tan giặc Ân, những người cha, người mẹ sẵn sàng “hi sinh đời bố, cũng cố đời con”. Một bác nông dân đan bồ mà nuôi 7 đứa con ăn học, một cô giáo luôn luôn chăm lo cho những em học sinh nghèo vượt khó, cả vật chất lẫn tinh thần như những người con ruột thịt…Tất cả những con người như thế đã tạo nên dân tộc ta một truyền thống hiếu học lâu đời.
Hồ Viết Thịnh
Lớp Báo in K27A1
Lớp Báo in K27A1
Cùng chuyên mục
Bình luận