Ngọt thơm đặc sản tiến Vua
(Sóng trẻ)- “Chẳng ai nhớ nghề làm bánh Cáy có từ bao giờ. Chỉ biết hơn 60 năm sinh ra và lớn lên ở đây, tôi đã thấy cha ông coi đó là nghề truyền thống. Người dân trong làng luôn cố gắng giữ trọn vị ngọt thanh của đường mạch nha, dẻo thơm của nếp và vị cay nồng của gừng…từ bao đời nay”. – ông Nguyễn Trọng Quý một người làm bánh cáy lâu năm chia sẻ.
Tương truyền rằng bánh Cáy xưa kia là đặc sản tiến Vua
Tìm về xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng, không khó để bắt gặp những cơ sở làm bánh cáy gia truyền. Tương truyền rằng bánh Cáy xưa kia là sản vật tiến Vua, khi ăn xong được nhà Vua khen ngợi, từ đó bánh được người dân mọi miền tổ quốc biết đến và trở thành đặc sản của người dân Thái Bình.
Bánh Cáy có hương vị đặc trưng của đồng nội
Ghé thăm nhà ông Nguyễn Trọng Quý, rất may mắn có cơ hội được mục sở thị cách làm bánh truyền thống nơi đây. Nét độc đáo của bánh Cáy là sự tổng hoà đặc sản nông nghiệp Thái Bình, tạo nên một thứ bánh dẻo thơm có hương vị đặc trưng của đồng nội.
Hai loại xôi được giã nhuyễn sau đó cắt thành sợi nhỏ như mứt bí rồi đem phơi khô
Con Cáy là thành phần không thể thiếu để làm nên những chiếc bánh Cáy thơm nn. Con cáy được làm từ gạo nếp cái hoa vàng trắc mẩy đồ thành xôi, một phần trộn với nước gấc tạo thành màu đỏ thắm. Phần còn lại trộn với nước giành giành tạo thành màu vàng tươi. Hai loại xôi trên đem giã nhuyễn sau đó cắt thành sợi nhỏ như mứt bí, rồi đem phơi khô.
Bánh cáy có 2 thành phần quan trọng nhất là con cáy và hoa cáy, để làm hoa cáy đem nếp cái hoa vàng rang thủ công nở ra hoa nẻ, nhặt sạch trấu, nghiền nhỏ thành bột.
Trộn đều con cáy, hoa cáy cùng với mứt bí, lạc rang chín sát bỏ vỏ, vừng sấy khô, cà rốt xào, gừng tươi…với đường mạch nha rồi hâm nóng trên chảo.
Đường từ từ tan chảy thấm đều vào các thành phần của bánh, hoà quyện thành hỗn hợp thơm nn. Lúc này ta có thể nếm thử để cảm nhận hương vị thơm nn, nóng hổi của chiếc bánh sắp ra lò.
Sau khi trộn đều các nguyên liệu với nhau, xúc hốn hợp vào khuôn nén thành bánh. Bánh được nén chắc nịch bằng đôi bàn tay dẻo dai, chắc khoẻ của người đàn ông trưởng thành.
Bánh cáy có nhiều loại khác nhau, có loại bánh vuông, có loại thì được cắt thành từng miếng nhỏ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Khi các khâu làm bánh đã hoàn thành, bánh sẽ được xếp cẩn thận vào khuôn, đóng bọc phong bao, nhãn mác sau đem bán cho du khách và phân phối đi nhiều nơi. “Mốt số gia đình làm bánh có thương hiệu, khách tới đặt hàng rất nhiều đem lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm” – bà Liên (vợ của ông Khoái) kể.
Ông Khoái tâm sự về câu chuyện "giữ trọn vị bánh cáy tiến vua mà cha ông để lại"
40 năm gắn bó với nghề bánh cáy ông Vũ Ngọc Khoái tâm sự: “40 năm qua, vợ chồng tôi luôn cố gắng giữ trọn vị bánh cáy tiến vua mà cha ông truyền lại. Già rồi, không làm được nữa, nhưng con tôi, cháu tôi sẽ tiếp tục làm. Làm để bánh Cáy làng Nguyễn không bị thất truyền, để khách thập phương đến đây luôn nhớ tới Thái Bình với thứ bánh đặc trưng của đồng nội”.
Nguyễn Hà
Báo mạng điện tử K34
Cùng chuyên mục
Bình luận