Giới trẻ nhận được gì từ các khóa tu Phật giáo?

(Sóng trẻ) - Các bạn trẻ đăng ký tham gia khóa tu Phật giáo trên chùa hoặc thiền viện ngày càng nhiều. Tham gia các khóa tu, thanh thiếu niên Phật tử không chỉ được học giáo lý của đạo Phật mà còn được nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, sự yêu thương và sống có nền nếp, trách nhiệm hơn.

Ăn chay: Nuôi dưỡng tình yêu thương

Tham gia các khóa tu Phật giáo, thanh thiếu niên Phật tử được ăn chay, tức dùng những món ăn chế biến hoàn toàn từ thực vật. Với những ngồi chùa có điều kiện về diện tích và nhân lực, những món ăn Phật tử ăn phần lớn do nhà chùa trồng được ở vườn như: Lạc, bí ngô, khoai (lang, tây, sọ), các loại rau (lang, muống, ngót), dưa, cà… nài ra có thể có nấm và đậu phụ.

3ba25ccd6_53_1024x683.jpg
Tham gia khóa tu, các bạn trẻ sẽ được ăn chay (Ảnh: Cư sĩ Diệu Âm)

Ăn chay không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn nuôi dưỡng sự giản dị, thanh đạm, đặc biệt là tình yêu thương. Những bữa cơm chay làm cho tinh thần chúng ta trở nên khoan khoái, sống vị tha, hiền dịu với tất cả mọi người. Ăn chay còn có tác dụng đoạn trừ sự nóng nảy và giảm bớt các bệnh như béo phì, ngộ độc thực phẩm, bệnh gút, bệnh tiểu đường,...

74e86174c_mx0a2378_1024x683.jpg
Thanh thiếu niên Phật tử lấy thức ăn từ nhà bếp (Ảnh: Chùa Tản Viên)

Những món ăn trên chùa là tấm lòng và công sức của nhà bếp do vậy người tham gia khóa tu không được bỏ lại thức ăn, càng không được đổ quá nhiều thức ăn thừa. Nếu ăn không hết có thể san sẻ cho những bạn đồng tu. Đây cũng là một việc làm ý nghĩa nuôi dưỡng đức tính tiết kiệm và trân trọng vạn vật xung quanh trong mỗi con người.
 
Dạy sớm, ngủ đúng giờ: Xây dựng nền nếp

Đến chùa, các thanh thiếu niên Phật tử không chỉ được dạy về cách đi, đứng, chào, hỏi, lễ Phật mà còn được hướng dẫn về cách thực hiện các nội quy, quy định của nhà chùa. Một trong những quy định thường có chút “khó khăn” cho những bạn sinh viên mới tham gia lần đầu đó là thức chúng (thức dậy) và chỉ tĩnh (đi ngủ).

ebf01c4fe_10262025_616753651741929_8817514341050308664_n.jpg
Các bạn trẻ phải thực hiện các quy định của nhà chùa (Ảnh: Thiền viện Tây Thiên)

Vì nhiều lý do sinh viên thường có thói quen ngủ muộn, dậy muộn. Tuy nhiên khi đến chùa, các sinh viên sẽ phải thực hiện khác hẳn. Các bạn trẻ sẽ phải đi ngủ trước 23 giờ và dạy vào lúc hơn 3 giờ sáng, một số chùa có thể muộn hơn một chút là 4 giờ. Trong Phật giáo, thức chúng sớm để đón nhận các khí dương trong ngày, có lợi cho tinh thần và sức khỏe. 

Sau khi thức chúng, các bạn trẻ nhanh chóng vệ sinh cá nhân, sau đó tập hợp ở Đại điện hoặc nhà Pháp hội. Với những ngôi chùa theo tông phái Tịnh độ tông, từ 4h30 phút đến hơn 5h30 phút là thời gian cho khóa Lễ Phật buổi sáng. Trong khi cũng khoảng thời gian này, ở những thiền viện theo tông phái Thiền tông, các thiền sinh sẽ được hướng dẫn cách ngồi thiền.

Tự túc, công quả: Tinh thần trách nhiệm

Trên chùa các bạn trẻ phải tự túc làm những công việc của mình từ sinh hoạt cá nhân như giặt giũ quần áo đến xếp hàng lấy cơm và sau đó tự mình rửa bát, thìa, khay đựng thức ăn. Khi đi ngủ, phải tự mình tìm chỗ ngủ trong khu vực đã được quy định, tự đi lấy chăn, gối. Nói chung mọi việc trên chùa, thanh thiếu niên Phật tử đều phải tự làm, không được dựa dẫm, ỷ lại vào bất cứ ai.

74e86174c_mx0a6944_1024x683.jpg
Thanh thiếu niên, Phật tử bái lễ tại chùa Quán Sứ (Ảnh: Cư sĩ Diệu Âm)

Trong những thời gian rảnh trên chùa, các bạn trẻ có thể tự nguyện làm công quả như vệ sinh, quét dọn chùa hay tham gia vào công việc của nhà bếp. Đem sức nhỏ của bản thân vào công việc hàng ngày của chùa là một việc làm ý nghĩa vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm vừa tích được công quả.

Một số chùa, thiền viện thường mở các khóa tu định kỳ cho sinh viên Hà Nội và các tỉnh lân cận như:
- Chùa Khai Nguyên (Sơn Tây - Hà Nội)
- Chùa Nam Dư Thương (Hoàng Mai - Hà Nội)
- Chùa Bằng (Hoàng Mai - Hà Nội)
- Chùa Đình Quán (Từ Liêm - Hà Nội)
- Thiền viện Sùng Đức (Long Biên - Hà Nội)
- Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo - Vĩnh Phúc)

Lê Quang Đức
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN