Phần 1: “Một mái nhà tranh, hai trái tim vàng”
(Sóng Trẻ) - Cuộc sống “ ba chìm bảy nổi” của những người dân xóm chài trên sông Hồng là một đề tài không mới và đã tốn khá nhiều giấy mực của báo giới. Nhưng câu chuyện mưu sinh ở cái tuổi xưa nay hiếm của 2 vợ chồng người dân xóm chài Phúc Xá được kể sau đây chắc chắn sẽ lại khiến chúng ta thêm một lần phải suy nghĩ.
Nếu đến cái “ xóm vờ sông” – Phúc Xá – Long Biên mà hỏi nhà ông Thành “vớt xác” thì ai cũng biết vì ở cái xóm này chỉ có vẻn vẹn mười sáu nóc nhà dập dềnh trên mặt nước cộng với một túp lều duy nhất được dựng sơ sài trên bãi cát mà nếu mưa lớn thì cũng chưa nói trước được điều gì. Gọi là nhà cũng đúng mà gọi là lều thì cũng chẳng sai bởi lẽ dù có lụp xụp, nhếch nhác nhưng đó là nơi sinh sống hằng ngày của 17 hộ gia đình với trên 100 nhân khẩu, phần lớn là những người vô gia cư từ khắp nơi dạt về. Và dĩ nhiên hai vợ chồng ông Thành cũng không nằm nài lẽ ấy.
Duyên trời định
Hỏi về quê quán của mình, người đàn ông ở cái tuổi gần đất xa trời, làn da rầu rĩ. Chứ gần 60 năm xa quê chưa một lần có điều kiện về quê ông cũng chẳng nhớ đích xác ở đâu nữa. gió sương bảo rằng chỉ nhớ mang máng là ởThanh Hóa, cái vùng giáp Lào.
Một ngày mới lại đến, ông Thành lại bắt đầu một ngày mưu sinh
Ông mô côi cha mẹ lúc 10 tuổi,gia đình có tất thảy 4 anh chị em nhưng rồi li tán mỗi người mỗi nơi, nay cũng chẳng biết ở đâu mà tìm. Ông đã từng đi dọc khắp các tỉnh biên giới Tây Bắc để mưu sinh bằng đủ thứ nghề. Thế rồi năm 20 tuổi với đôi bàn tay trắng, ông đã quyết định phiêu bạt xuống Hà Nội với những hy vọng về một cuộc sống mới bớt cay đắng hơn những ngày đã qua. Hằng ngày ông đi làm thuê làm mướn để kiếm sống qua ngày, tối đến lại dạt vào những hàng quán bỏ không trong chợ Long Biên để ngủ.
Cuộc sống cứ thế trôi đi, rồi đến một ngày trời đất như run rủi hai con người, hai số phận éo le đến với nhau. Ông nhớ như in cái ngày 26/9/1969, khi ấy ông đã gặp bà Thủy quê Thái Bình – người phụ nữ không chịu được cảnh tủi nhục của cái kiếp gì ghẻ con chồng nên phải lang thang đi xin ăn qua ngày. Nhìn cảnh ngộ thương tâm của bà Thủy, mà theo lời ông: “lúc bấy giờ, bà ấy như cái xác không hồn, người chẳng ra người”, ông thấy thương hại bà và kể từ ấy hai ông bà nên nghĩa vợ chồng.
Cuộc sống vợ chồng dường như chẳng có sự thay đổi gì với họ. Vẫn là những ngày tháng lang thang trên khắp chợ Long Biên để làm thuê làm mướn hay theo các xe rác trong các ngõ ngách để nhặt phế liệu mưu sinh, và còn cả những đêm giao thừa co ro trong các lều chợ nghe tiếng pháo nổ râm ran mà lòng đau như cắt, nước mắt ứa ra vì tủi hổ. Nhưng chỉ có một điều đó là từ đây hai ông bà vui buồn có nhau, hai mái đầu nương tựa nhau lúc đau ốm.
Ông bà cho biết, mới về làng chài Phúc Xá đóng bè ở được 12 năm nay, còn trước đó là hơn 20 năm vô gia cư. Đôi mắt ngấn lệ, nước mắt chỉ trực trào ra, bà Thủy nói: “căn nhà này chắc chưa được 10m2 đâu, nhưng một tay ông bà làm cả đấy. Mỗi ngày nhặt nhạnh những tấm tre, nứa, xốp, vải bạt mà các nhà trên phố bỏ đi, bà mang về tích cóp, thế là dựng thành nhà thôi”.
Những ngày này, Sông Hồng cạn trơ đáy, cũng vì thế mà ông bà phải neo căn nhà vào sát phía chân cầu Long Biên, nếu đi căn nhà mắc các cạn thì phần xốp ở dưới “ móng nhà” sẽ bật tung ra và hỏng hết.
Mưu sinh tuổi xế chiều
Không con cái, không nghềnghiệp, sống lắt lay trên một mái nhà lụp xụp lênh đênh dưới chân cầu Long Biên nhưng cái sự lạc quan và am hiểu lẽ đời ở người đàn ông này không chỉ khiến một thanh niên trẻ mới vào đời như tôi phải ngỡ ngàng mà có lẽ bất cứ ai tiếp xúc với ông cũng phải thốt lên điều ấy bởi nếu thử đặt mình vào vị trí của ông, chưa chắc chúng ta đã có được niềm tin vào cuộc đời như thế.
Ở cái tuổi 73, đôi bàn chân tưởng như phải được nghỉ ngơi sau bao năm lam lũ kiếm sống. Nhưng ông trời không cho vợ chồng ông được hưởng cái phúc phận ấy bởi “nếu nghỉ thì biết lấy gì mà sống”. Công việc hằng ngày của ông bà là thay nhau hai buổi sáng - chiều đi thum phế thải về để bán đấy tiền mưu sinh. Ở cái tuổi thấp thập cổ la hi, mắt đã mờ, chân chậm, mỗi ngày ông bà cũng chỉ kiếm được hơn chục ngàn đồng. Căn bệnh thần kinh tọa của ông mấy hôm nay lại tái phát nên ông chẳng thể đi lại được.
Ông Thành nói: “ Ông sống được ngày hôm nay là nhờ sinh viên, không có các cháu sinh viên chắc ông chết lâu rồi”. Ấy là hồi năm nái, ông ốm liệt giường, bà chỉ biết khóc vì thương ông nhưng lực bất tòng tâm bởi làm gì có tiền mà đưa ông đi viện. Thế rồi có nhóm sinh viên biết được hoàn cảnh của ông nên đã khuyên góp được cho ông ít thuốc nên ông qua khỏi. Và nghị lực sống lại trỗi dậy trong người đàn ông này để ông tiếp tục mưu sinh và còn để ông làm cái việc mà ít ai dám làm đó là tiếp tục cứu giúp những linh hồn khỏi miệng lưỡi thủy thần.
Một góc xón chài dưới gầm cây cầu trăm năm tuổi
Cuộc đời ông đã khâm liệm, hương khói cho gần để 30 xác chết. Nhắc đến lại buồn, nước mắt ứa ra lăn dài trên hõm má, bà Thủy bảo: “Có những xác chết còn toàn thây, nhưng cũng có những xác chết “đau lòng lắm” cháu ạ. Nhiều người không hiểu lại tưởng ông ấy làm điều đó vì tiền, vì muốn được lên báo cháu ạ. Khổ lắm cơ!”.
Ông bảo: “sống lúc nào lương tâm cũng phải thanh thản, nhìn hoàn cảnh người ta như thế mình không cứu thì áy náy lắm”. Cũng chỉ vì để lương tâm được thanh thản mà mỗi khi thấy những người tâm thần lang thang trên bến, ông bà lại gọi vào nấu cơm cho ăn, bắt tắm rửa và cho quần áo để mặc dù hoàn cảnh ông bà cũng chẳng khá hơn người ta là mấy. Thấy việc làm lạ lùng của ông bà, nhiều người bảo:“ ông bà bị điên hay sao mà lại làm cái việc ấy?”
“Nhịn ăn cũng phải có đài”
Xóm chài đã có một vài gia đình khá giả có điện nhờ mua của các nhà dân trên bờ nhưng gia đình ông bà thì chưa có điện bởi lẽ số tiền điện phải trả mỗi tháng là 350 ngàn - số tiền ấy ương đương với số tiền mà ông bà kiếm được mỗi tháng.
Ngay bên cửa sổ ăn nhà nhìn ra phía cầu Long Biên là chiếc Tivi đen trắng chỉ để làm cảnh bởi “ hễ cứ bật lên là chỉ thấy tiếng kêu loẹt xoẹt, còn chẳng thấy hình đâu”. Nhưng vẫn còn có chiếc đài chạy bằng ắc quy, hướng đôi bàn tay chai sạn chỉ về phía chiếc đài, ông Thành bảo: “ Nhịn ăn cũng phải có đài để nghe tin tức và để nghe mực nước lên xuống của sông Hồng để ông còn di chuyển căn nhà của mình không thì hỏng ngay. Ngày tháng 7 năm nái, nước lên nhanh quá, không kịp trở tay, ông tưởng như trôi mất nhà”.
Ở hiền gặp lành
Bà Thủy bảo có một tổ chức nước nài đã viện trợ cho xóm chài một thứ thuốc bột màu vàng mà chỉ cần cho vào nước sông một dúm rồi đổ vào bể lọc là dùng được nhưng sông Hồng mùa này cạn trơ đáy, nước sông ô nhiễm đen kịt nên ông bà phải mua nước.Ông bà già rồi, không thể gánh nước được nên phải thuê người gánh nước đến tận nơi là 10 nghìn đồng/1 gánh. Ông bảo: “trong cái rủi có cái may cháu ạ, thương cho hoàn cảnh ông bà nên chú Hải ( một thanh niên thuê trọ sống ở xóm trọ trên bờ) thường xuyên gánh nước cho ông bà chứ không thì tiền kiếm được không đủ mua nước”.
Ông bà ăn ở thật thà nên các bạn sinh viên rất yêu mến. Cứ mỗi chiều cuối tuần, căn nhà nhỏ chưa đầy 10m2 lênh đênh trên ông nước của ông bà lại trở lên sôi động hơn bởi rất nhiều các bạn sinh viên tình nguyện đến thăm, động viên ông bà cũng có khi là mang cho ông bà chút quà hay quần áo mà các bạn vừa khuyên góp được.
Phút nghỉ ngơi của ông bà bên chú chó Tun
Nét mặt rạng rõ khi ông bà khoe với chúng tôi về chú chó Tun ông bà mới mua nó về nuôi từ hồi Tết. Bà Thủy bảo: “đi làm về mệt mỏi nhưng cứ nhìn thấy con chó vẫy đuôi mừng quýnh bà thấy trong lòng như nhẹ đi đôi phần. Ông bà coi nó như con. Chẳng thế mà hàng xóm hay nói đùa ông bà rằng: “70 tuổi mới có được mụn con đầu lòng”
Bữa cơm chiều mà ông bà chiêu đãi chúng tôi hôm ấy thật đạm bạc chỉ với canh rau muối và một đĩa thịt nhưng ẩn chưa sau đó là tình cảm mà ông bà đối với sinh viên chúng tôi và hơn tất cả là lòng yêu thương con người, bài học về sựlạc quan trong cuộc sống và niềm tin ở ngày mai tươi sáng mà chúng tôi học được ở ông cho dù phía trước là một đoạn đường đầy gian nan và thử thách.
Nguyễn Hải Đăng
Báo mạng K27