Phan Vũ – Nhà thơ của Hà Nội


(Sóng trẻ) – Nhà thơ Phan Vũ là tác giả của trường ca “Em ơi! Hà Nội phố” nổi tiếng. Mặc dù ông không sinh ra tại Hà Nội, chỉ sống ở Hà Nội vài năm, nhưng chỉ với một bài thơ này thôi, ông mãi mãi là nhà thơ của Hà Nội.

Vào 18 giờ này 24/4, tại Hội trường L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội), Nhà xuất bản Nhã Nam phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội) tổ chức tọa đàm “Em ơi! Hà Nội phố” nhân dịp ra mắt tác phẩm “Phan Vũ thơ” của tác giả Phan Vũ. Buổi tọa đàm xoay quanh những sáng tác của nhà thơ Phan Vũ với sự tham gia của các diễn giả: Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Trương Quý, BTV Nguyễn Hoàng Diệu Thủy cùng đông đảo độc giả yêu thơ.


Một nhà thơ đa tài 

Nhà thơ Phan Vũ tên thật là Trần Hồng Hải, sinh năm 1926, là nhà thơ, nhà viết kịch, đạo diễn sân khấu, đạo diễn điện ảnh. Năm 1946, ông Nam tiến, làm công tác văn nghệ tại miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Đến năm 1954, ông tập kết ra Bắc, bắt đầu hoạt động nghệ thuật, làm việc cho Xưởng phim truyện Việt Nam tại Hà Nội. Cùng thời gian đó, ông tham gia biên tập cho báo Nhân dân. Sau ngày đất nước thống nhất, Phan Vũ trở lại Sài Gòn và làm việc tại Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh. Từ đầu thập thập niên 1990, ông chủ yếu vẽ tranh.

Trong sự nghiệp của mình, nài “Phan Vũ thơ” , ông còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng ở các lĩnh vực khác. Ông là tác giả của một số kịch bản nổi tiếng như “Lửa cháy lên em” (Giải nhì Hội Văn nghệ Việt Nam, 1995); “Hà Nội”; “Thanh gươm và bà mẹ”; “Dòng sông âm vang”; “Nn lửa thành đồng”. Ông còn làm đạo diễn của phim “Bí mật thành phố cấm”, “Như một huyền thoại”. 

Vẽ Hà Nội bằng thơ

“Em ơi! Hà Nội phố” được nhà thơ Phan Vũ viết năm 1972, trên một căn gác nhỏ phố Hàng Bún, trong những ngày Hà Nội chìm vào cơn mưa bom B52 xối xả. Hồi đó, nhà thơ thân với họa sĩ Bùi Xuân Phái nên hay đi theo họa sĩ phái. Họa sĩ Phái vẽ phố, còn ông nghĩ về phố.

af3ad1d65_1.jpg

3 diễn giả trong buổi tọa đàm "Em ơi Hà Nội phố"

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng, thơ Phan Vũ là thơ của một chàng lãng tử hào hoa, mê đắm. Phan Vũ viết “Em ơi! Hà Nội phố” năm 1972 như một sự xuất thần, không có máu chảy, không có bom rơi, đạn nổ. Nó như là một bức tranh liên hoàn nhiều cảnh, cũng như một bản hợp xướng nhiều chương (24 khổ, 443 câu). Hà Nội đẹp một cách lộng lẫy, một cách hào hoa, cổ kính, đầy bi tráng. Chữ “Em” ở đây không chỉ là những người con gái, “Em” ở đây còn là Hà Nội, là đất nước, là văn hóa – lịch sử. 

Có thời gian dài nghiên cứu bản thảo thơ của Phan Vũ, BTV Nguyễn Hoàng Diệu Thủy khẳng định: thơ Phan Vũ có một vẻ đẹp riêng. “Tôi hình dung “Em yêu! Hà Nội phố” giống như một bức tranh rộng lớn với nhiều mảnh ghép khác nhau, trong đó Hà Nội hiện lên với tất cả vẻ đẹp, sự chân thực của nó, cả nỗi đau ở quá khứ và hiện tại”. Phan Vũ không sinh ra ở Hà Nội, chỉ sống ở Hà Nội vài năm, phần lớn cuộc đời ông ở Sài Gòn, nhưng chỉ một bài thơ này thôi đã khiens Phan Vũ mãi mãi trở thành nhà thơ của Hà Nội.

af3ad1d65_2.jpg

Mọi người chăm chú đọc những vần thơ của Phan Vũ

Cũng theo BTV Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, thơ của Phan Vũ rất giàu chất tư duy hội họa. Từ khi chưa vẽ tranh, cái cảm thức về hội họa đã phảng phất trong thơ của ông. Phan Vũ chú ý tới sự phối hợp giữa những mảng màu khác nhau. Nhìn đời sống qua tư duy hội họa, Phan Vũ thấy màu sắc ở những nơi mà ta không bao giờ nghĩ đến. Phan Vũ yêu màu xanh, ông thường thể hiện màu xanh với nhiều săc độ khác nhau “xanh lơ”, “xanh ngả ngả vàng”, “xanh xám”... 

Đối với nhà văn Trương Quý, “Em ơi! Hà Nội phố” là một câu chuyện kiến tạo về Hà Nội. Bài thơ như một cuốn biện niên hồi ức, một bộ phim tài liệu trung thực. Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh - một người bạn lâu năm của nhà thơ Phan Vũ chia sẻ: “Phan Vũ đã đưa vào thơ tất cả những gì anh sống, những kỉ niệm anh có về Hà Nội. Phan Vũ có một kiến thức về văn hóa rất sâu, đặc biệt là văn hóa Pháp”.

af3ad1d65_3.jpg

Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh chia sẻ cảm xúc với nhà thơ Phan Vũ

“Em ơi! Hà Nội phố” của nhà thơ Phan Vũ gần như làm sống lại một Hà Nội của ngày xưa, một Hà Nội đã từng rất quen thuộc với nhiều người. “Em ơi! Hà Nội phố” đã thể hiện đầy đủ tính chất của người Hà Nội. “Tôi không hiểu sao Phan Vũ có thể viết được như thế khi ông không sinh ra tại Hà Nội. Phải là một người yêu Hà Nội đến đắm say mới viết được một cách tự nhiên như thế. Có thể Hà Nội không biết đến Phan Vũ, và cũng không cần Phan Vũ, nhưng Phan Vũ không thể thiếu Hà Nội. Người Hà Nội giống như một chất men say giúp Phan Vũ làm nên sự nghiệp”, nhà văn Hoàng Quốc Cầm chia sẻ.

Có mặt tại buổi tọa đàm, cô Nguyễn Anh Tú (Đê La Thành, Hà Nội) xúc động khi nhớ về một Hà Nội xưa trong “Em ơi! Hà Nội phố”. Cô cho rằng, sống trong thời đại của nhà thơ Phan Vũ tất cả mọi ý nghĩ dường như người ta đều hướng về Hà Nội, cho dù không sinh ra và sống tại Hà Nội. “Nếu một ngày nào đó tôi có phải xa Hà Nội, tôi sẽ nhớ những gì thật gần gũi, thân thương với mình. Tôi nghĩ nhà thơ Phan Vũ đã có những kỉ niệm đẹp về Hà Nội. Những kỉ niệm đó sẽ đi theo ông đến suốt cuộc đời, và trở thành những thành tố để tạo nên bài thơ này”.

Không chỉ vẽ về Hà Nội, Phan Vũ còn vẽ mình bằng thơ. Trong một bài phỏng vấn ông từng nói: “Tôi rất yêu bản thân mình thế nên đó là cách để tôi ngắm mình mỗi ngày”. Và “Chỉ có lúc vẽ, lúc viết tôi mới  cảm thấy mình tự do và thật sự tồn tại trên cõi đời”.

Phan Vũ thơ – “Ta còn em” ra mắt bạn đọc

Trường ca “Em ơi! Hà Nội phố” gồm 24 khổ, 443 câu. Năm 1985, Nhạc sĩ Phú Quang lấy ra 21 dòng trong bài thơ phổ nhạc thành bài hát.

Năm 2008, trường ca “Em ơi! Hà Nội phố” cùng nhiều bài thơ khác của Phan Vũ mới chính thức xuất hiện lần đầu trong cuốn “Phan Vũ thơ” do Nhà xuất bản Văn học ấn hành, với phần mỹ thuật đơn sơ, số lượng in hạn chế. Với mong muốn có một cuốn thơ dày dặn hơn, đẹp hơn, xứng đáng với vị trí của Phan Vũ, BTV Nguyễn Hoàng Diệu Thủy đã cho ra đời tuyển tập Phan Vũ thơ dưới cái tên quen thuộc: “Ta còn em”. Cuốn sách do Nhà xuất bản Nhã Nam ấn hành.

2d626dbdc_uu.jpg

Cuốn “Phan Vũ” do NXB Văn học ấn hành, năm 2008

a1cab370c__mg_1365.jpg

Cuốn “Ta còn em” do Nhã Nam ấn hành, năm 2018

Tập thơ chia làm hai phần, phần Trường ca – là bài thơ “Em ơi! Hà Nội phố” nổi tiếng; phần Thơ – gồm 32 bài thơ được nhà thơ Phan Vũ viết rải rác trong khoảng thời gian từ 1956 cho tới những năm gần đây. 

Em ơi! Hà Nội Phố
Ta còn em khuya phố mênh mông
Vùng sáng nhỏ
Bà quán ê a chuyện nàng Kiều
Rượu làng vân lung linh men ngọt
Mắt cô nàng lúng liếng đong đưa
Ngơ ngẩn bao chàng trai Kẻ Chợ
Cơn say quá dài thành một cơn mê...
(Trích trường ca "Em ơi! Hà Nội Phố")

Huyền Chi, Vũ Hảo

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN