Sinh viên với nỗi lo ở ghép

(Sóng trẻ)-Giảm tiền phòng, giảm chi phí sinh hoạt, có thêm bạn mới,... là những mặt tích cực do ở ghép mang lại. Thế nhưng bên cạnh những tích cực dễ thấy ấy, việc ở ghép của sinh viên hiện nay cũng nhiều chuyện “ dở khóc dở cười”.
Trả giá vì “ở ghép”
Nhiều sinh viên do muốn “san sẻ” gánh nặng tiền nhà nên đã tìm người ở ghép. Chính vì vậy, tại các khu nhà trọ, thông tin “tìm bạn ở cùng” được dán đầy các cột điện xung quanh khu vực các trường đại học, thậm chí nhiều sinh viên còn đăng tìm người ở ghép trên mạng internet.
Không quen biết, không tìm hiểu trước, vậy nên sinh viên làm quen với “ma mới” một cách gượng gạo, khó khăn. Thậm chí, không ít sinh viên phải than ngắn thở dài vì những rắc rối từ người bạn “cùng phòng”.
Đăng tin tìm bạn ở ghép, là điều dễ thấy ở các trang tìm phòng trọ hay tìm người ở ghép trên mạng xã hội. Thông tin đơn giản, không yêu cầu cao, hai bên chấp nhận thì có thể ngay lập tức dọn đến ở với nhau mà không cần tìm hiểu về tính cách hay cách sống của “đối phương”.

a0405b4b2_anh_1.jpg

Ảnh 1 : Tìm người ở ghép được đăng tải nhiều trên mạng xã hội

Không một lời cam kết, không cam đoan, điều này đã khiến những bạn “cùng phòng” dễ đến ở chung một nhà, nhưng cũng nhanh chóng “quấn đồ” đi.
Sinh viên ở ghép phải chịu cảnh dở khóc dở cười, khi đồ đạc và tiền bạc một ngày “không cách mà bay”. Bạn ở cùng là một tên trộm “siêu hạng”.
Bạn Thành Trung ( sinh viên năm 3 – ĐH Công nghiệp ) cho biết : “ Muốn giảm bớt chi phí nên mình quyết định tìm người ở ghép, sau đó thì mình không còn tin tưởng người mà được coi là bạn cùng phòng nữa, khi mình cứ thấy những quần áo hay đồ đạc đắt tiền của mình cứ tự nhiên mất và nhiều lúc tiền cũng mất theo luôn”.
Cùng chung tâm trạng, bạn Đỗ Nhật Linh ( quê Phú Thọ ) chia sẻ


Rắc rối vì ở ghép chưa dừng lại ở đó. Không ít sinh viên đã méo mặt khi bạn cùng phòng mình là “vua ở bẩn”.

a0405b4b2_anh_2.jpg
Ảnh 2 : Khi bạn cùng phòng là “cao thủ ở bẩn”

Bạn Nguyễn Thị Mai ( sinh viên ĐH QGHN ) chia sẻ :
 
Nếu trực tiếp trải nghiệm thì có lẽ các bạn sẽ phát hoảng khi phải sống với một người ở bẩn. Nhiều cô bạn nữ sinh còn ở bẩn gấp “trăm nghìn lần” so với các bạn nam. Có bạn khi ra đường luôn sạch sẽ, xinh xắn, gọn gàng, nước hoa nhưng khi về nơi “trú ngụ” lại là “cao thủ ở bẩn”. Quần áo 1 tuần mới giặt, bát đĩa để nhiều ngày mới chịu rửa hay đến cái phòng trọ bé tẹo cũng không tụng tay để dọn.
Bạn Vân Anh ( sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền ) chia sẻ : “ Mình đã từng nếm trải cảm giác ở ghép với 1 chị sinh năm 1994, quả thực nhìn vẻ bên nài của chị khác hẳn cách sống ở nhà trọ. Ra đường và ở nhà như một quá trình lột xác nại mục. Mỗi lần mình từ quê lên phòng trọ đập vào mắt mình là một “núi” rác đã bốc mùi và đồ đạc luôn trong trạng thái bẩn dù có nhắc nhưng “bản tính khó rời”. Đến bây giờ, dù đã thoái “quả tạ” đó nhưng mình vẫn thấy ảm ảnh”.
Có bạn cùng phòng ở bẩn, nhiều bạn sinh viên đã mạng tiếng oan khi bị “dính” là đồ ở bẩn. Quả thực đó là điều rất khó chịu và khiến các bạn mệt mỏi, bất lực.
“Bằng mặt chứ không bằng lòng ”, khi người bạn cùng phòng luôn là người đi nói xấu sau lưng mình. Sinh viên phải chấp nhận ở ghép cùng với đó cũng là chấp nhận những hậu quả “khó đỡ” bởi cái mang tên “bạn cùng phòng”.
Bạn Kim Dung ( sinh viên ĐH Sư phạm ) chia sẻ

Cẩn trọng khi tìm người “ở ghép”
Với chi phí sinh hoạt cuộc sống không ngừng tăng cao thì việc ở ghép của các bạn sinh viên dường như không thể tránh khỏi. Vì vậy, các bạn cần có sự cân nhắc nhất định trước khi quyết định ở ghép với những người xa  lạ.
Đối với các bạn sinh viên cần tìm người ở ghép, cần phải có sự tìm hiểu nhất định về người sẽ ở ghép với mình, thông tin đăng tải nên chọn những fanpage uy tín. Một mẹo nhỏ của sinh viên để tránh thực trạng mất đồ là nên thu chứng minh thư  photo của người bạn mới, đồng thời không nên để đồ đạc, tiền bạc và những thứ đắt tiền trong phòng khi chưa sống với nhau lâu. 
a0405b4b2_anh_3.jpg
Ảnh 3: Ở ghép giúp sinh viên trang trải phần nào cuộc sống

Để tránh những xích mích không đáng có khi chưa hiểu nhau thì cần phải có sự thống nhất, phân công nhau chia sẻ công việc nhà, tránh ỷ lại hay đùn đẩy nhau. Ngọc Oanh- sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền từng có thời gian không nhìn mặt với bạn cùng phòng, nhưng nhờ nói chuyện thảng thắn và phân công nhau làm việc nhà nên giờ đây, Oanh cảm thấy rất hợp ý với người bạn của mình.
Cô bạn chia sẻ
Đối với những bạn đến ở ghép, cũng cần hiểu rõ về người mình sẽ tới ở, nơi ở và chủ nhà, nên chọn bạn cùng trường hay những nơi trọ gần trường mình. Do ở với những người chưa quen nên khi đến ở cùng cần có ý thức hơn trong sinh hoạt .
Nguyễn Thị Vân.
Lớp Báo chí Đa phương tiện k34a1.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN